Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

(Baohatinh.vn) - Dù bị khuyết tật bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị Đinh Thị Tứ (thôn 15 xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) phó mặc cuộc sống cho số phận. Không chỉ tự chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình, chị còn trồng hàng nghìn cây cây ăn quả, thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

Với nghị lực phi thường, chị Đinh Thị Tứ hiện đang sở hữu trang trại cây ăn quả thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.

Chị Đinh Thị Tứ (SN 1948) bị dị tật chân tay bẩm sinh, quê gốc ở tận huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 1970, chị lập gia đình, cuộc sống của hai vợ chồng chủ yếu dựa vào làm ruộng nên vô cùng khó khăn, vất vả. Đến năm 1972, khi được cha mẹ và người thân dìu dắt, anh chị quyết định di cư về vùng nông trường Truông Bát thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê để làm kinh tế. Về vùng kinh tế mới, cuộc sống vợ chồng và các con khó khăn bộn bề.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

Chị Tứ bị dị tật chân tay bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị phó mặc cuộc sống cho số phận.

Chị Tứ nhớ lại, từ hai bàn tay trắng đến lập thân, lập nghiệp trên vùng đất hoang vu, hai vợ chồng tự chặt gỗ dựng nhà, khai hoang, cải tạo vườn tược. Tất cả đều phải làm bằng sức người vì không có trâu, bò hay máy móc. Để có tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, với 2 ha đất được chuyển nhượng, vợ chồng trồng cây chè xanh hết thảy. Trồng chè xanh nhanh cho thu nhập, ít tốn công chăm sóc và không quá vất vả nhưng 2 ha cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, không có dư giả.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

Từ 2 bàn tay trắng, chị cùng chồng dựng nên cơ nghiệp với 1.600 gốc cam...

Quyết tâm vượt qua khó khăn, vợ chồng tích góp, vay mượn mua giống cây ăn quả trồng thay thế cây chè. Ít vốn và phải giữ cây chè để tận dụng thu nhập, anh chị chỉ cải tạo từng phần diện tích nhỏ. Lâu dần, 2 ha cây chè được thay thế toàn bộ bằng cây ăn quả. Ngoài những cây chủ lực là cam chanh, bưởi Phúc Trạch, chị Từ cùng chồng còn trồng một số cây ăn quả khác như hồng, vải thiều… để sản phẩm được đa dạng hơn.

Làm trang trại với những nông dân bình thường đã gặp nhiều khó khăn, là người phụ nữ tàn tật bẩm sinh, khó khăn với chị Tứ lại càng nhân lên gấp bội. Nhưng với nghị lực, quyết tâm cao, đến nay, vợ chồng chị Tứ đã sở hữu vườn cây với 400 gốc bưởi, 1.600 gốc cam, và 500 cây ăn quả các loại khác. Chưa kể, anh chị còn nhận thêm 3 ha đất rừng, trồng cao su và cây keo tràm.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

... và hơn 400 gốc bưởi Phúc Trạch cùng hàng trăm cây ăn quả khác.

Mô hình chị Tứ hiện chưa phát huy hết thảy giá trị kinh tế do nhiều cây chưa đến tuổi thu hoạch, song, hàng năm vẫn cho thu nhập trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, chị Tứ còn tích cực tham gia hoạt động công tác hội phụ nữ. Từ năm 2011 đến nay, chị là Chi hội trưởng phụ nữ của thôn. Không chỉ gương mẫu đi đầu trong thực hiện phong trào thi đua, chị Tứ còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ trong thôn tích cực tham gia. Nhờ đó, thôn 15, xã Hà Linh đã xây dựng được 14 mô hình phát triển kinh tế do chị em làm chủ. Ngoài ra, xây dựng được 5 tổ nhà sạch vườn đẹp; thành lập được các câu lạc bộ không sinh con thứ 3; 5 không, 3 sạch. Cũng nhờ vận động của người phụ nữ gương mẫu, phần lớn hộ dân trong thôn đã xây dựng hố xứ lý rác thải tại nhà.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.