(Baohatinh.vn) - Đến thăm, tặng quà các em nhỏ tại Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải mong các em luôn vui khỏe, cố gắng học tập tốt, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, sáng nay (1/6), Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đến thăm, tặng quà các em nhỏ ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải tặng quà, chúc mừng các em Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi.
Đến thăm, tặng quà các em nhỏ tại Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chia sẻ, động viên và mong các em luôn vui khỏe, cố gắng học tập, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng các thành viên trong đoàn thăm nơi ăn ở của các cháu.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chia sẻ những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ, nhân viên Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu; đồng thời đánh giá cao công tác kêu gọi, tranh thủ các nguồn lực từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các cháu.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra cơ sở vật chất...
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cán bộ, nhân viên Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh phải tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh; tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực trong việc nuôi dạy các cháu, tạo điều kiện cho các cháu bình đẳng phát triển, tự tin hòa nhập cộng đồng.
...và chia sẻ những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ, nhân viên Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh.
Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh thành lập năm 1992. Hiện nay, làng trẻ đang chăm sóc, nuôi dưỡng 102 cháu. Qua gần 30 năm thành lập, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đã nuôi dạy hơn 600 em trưởng thành, trong đó có nhiều em học đại học, cao học và làm việc trong các tổ chức quốc tế.
Năm học 2020-2021, làng trẻ có 55 em tham gia học tập, trong đó có 50 em đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, có 4 em đậu đại học. Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh trở thành mái nhà chung ấm cúng cho các hoàn cảnh thiếu may mắn.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay quy định 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã cấp cho người dân.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Tại buổi đối thoại, đại biểu đã gửi tới người đứng đầu huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) 29 câu hỏi liên quan đến lĩnh vực chính sách, nông nghiệp, xây dựng NTM…
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã và đang thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, góp phần mang lại niềm tin, động lực cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vận động ít nhất mỗi người một ngày công ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết, tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo năm 2024.
Các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024 một cách bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
Chương trình tập huấn nhằm cung cấp kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở, góp phần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Thời gian qua, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững, qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo góp phần giúp người nghèo tiếp cận các hình thức hỗ trợ, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Hơn 36 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giúp nhiều gia đình ở Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện thực hóa giấc mơ đổi thay cuộc sống.
Hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm “Cơ sở dữ liệu người có công với cách mạng” giúp cán bộ ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh giải quyết thủ tục hành chính liên thông đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Nhiều ý kiến xác đáng đã được đại biểu Hà Tĩnh kiến nghị, đề xuất vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Hội nghị tập huấn và đối thoại góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Dù mới ra đời nhưng mô hình CLB nông dân hướng tới có lương hưu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả, góp phần lan tỏa chính sách BHXH đến tận đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thực sự là điểm tựa giúp các hộ nghèo cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Cử tri huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...
Nhờ công tác tuyên truyền sâu sát, đồng bào dân tộc Lào và người dân thôn biên giới Phú Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.
Hoạt động tập huấn góp phần giúp đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo.
Với các giải pháp đa dạng, công tác giảm nghèo ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đạt những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân.