Chưa đạt được đồng thuận về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Đến cuối buổi họp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.

chua dat duoc dong thuan ve muc tang luong toi thieu vung nam 2018

Ảnh minh họa

Hôm nay (28/7), Hội đồng tiền lương quốc gia họp về đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018 tại Hà Nội. Cho đến lúc này, mức tăng sao cho phù hợp với thực tế, hài hòa lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp vẫn chưa được thống nhất. Đại diện 2 bên là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Theo ghi nhận của phóng viên, trước khi cuộc họp diễn ra, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin với báo chí, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (với tư cách là đại diện cho người lao động) đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 10%, nếu không đạt được mức thỏa thuận này sẽ dừng cuộc họp.

Trong phiên họp trước đây, đại diện của người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cũng đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%.

Trong khi đó, đại diện giới chủ sử dụng lao động - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đưa ra 2 phương án là không tăng lương tối thiểu trong năm tới hoặc nếu điều chỉnh chỉ từ 2 - 4%. Vì theo lý giải của VCCI, mức sống tối thiểu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra là mức sống của tầng lớp trung lưu chứ không phải đại đa số người dân.

Còn Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 từ 4 - 6%.

Trước đó năm 2017, mức tăng lương tối thiểu vùng là 7,3% và các chuyên gia dự báo mức tăng của năm 2018 sẽ không quá 6,5%.

Cho đến cuối buổi họp hôm nay các bên vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Vì vậy, dự kiến phiên họp tiếp theo sẽ được diễn ra vào đầu tháng 8 tới.

Theo VTV

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.