Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Nước biển nóng lên và dâng cao đang đe dọa cuộc sống của ngư dân rừng ngập mặn ở Brazil. Số lượng các loài sinh vật biển, vốn là kế sinh nhai của họ, hiện sụt giảm nhanh chóng.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Suốt nhiều thập kỷ, những ngư dân như ông Jose da Cruz kiếm sống bằng việc bắt cua trong những khu rừng ngập mặn ven biển rộng lớn của Brazil. Ông Cruz, được biết đến với biệt danh "ma cà rồng" vì hàm răng đặc biệt của mình, không sử dụng gậy hay lưới. Thay vào đó, từ tờ mờ sáng, ông neo thuyền ở bờ sông Caratingui và đi bộ vào rừng ngập mặn để mò cua bằng tay, theo Reuters.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Khu vực này được bao phủ bởi rừng cây ngập mặn dày đặc, có thân và rễ xoắn sâu trong bùn đen. Người đàn ông lội xuống lớp bùn, đôi khi nằm bẹp để cắm cánh tay xuống bùn mò cua. Chỉ vài giây sau, ông Cruz lôi lên hai con cua to hơn bàn tay.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Nếu bắt được khoảng 40-50 con cua mỗi ngày, ông Cruz có thể kiếm được 200 real (50 USD)/tuần, đủ để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, kế sinh nhai của ông Cruz và nhiều ngư dân khác trong khu vực đang bị đe dọa. Nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu khiến sản lượng cua bắt được hàng ngày giảm chỉ còn một nửa so với 10 năm trước. Hiện nay, biển đã ăn sâu vào đất liền thêm 3 mét so với trước đây, ông Cruz nói với Reuters.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Chiếc radio chạy pin dường như là cách duy nhất để ông Cruz kết nối với thế giới bên ngoài. Song người ngư dân này hoàn toàn nhận thức được sự nóng lên toàn cầu. "Thiên nhiên đang trở nên hỗn loạn. Ở Bắc Cực, băng đang tan, thiên nhiên đang tan đi. Con người phải nhận thức được những gì đang diễn ra", ông Cruz nói.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cho rằng mực nước biển dâng cao là dấu hiệu của nóng lên toàn cầu, khiến nhiệt độ nước tăng lên và giết chết một số sinh vật biển. Trên toàn thế giới, các nhà khoa học cảnh báo nhiệt độ nước biển đang tăng lên nhanh hơn nhiều so với dự đoán.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Theo báo cáo được công bố mới đây, biến đổi khí hậu và hoạt động của con người khiến 1 triệu loài sinh vật, phần lớn sống trong môi trường biển, có nguy cơ tuyệt chủng.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Những thay đổi này đe dọa hàng chục hộ gia đình trong làng ông Cruz, bởi cuộc sống của họ vốn phụ thuộc vào hệ sinh thái ven biển. Với những ngôi nhà bùn nằm san sát cạnh nhau như những toa xe dọc bờ sông Caratingui, ngôi làng của ông Cruz được gọi là "xe lửa". Với địa thế thấp, nếu không có rừng ngập mặn che chắn, ngôi làng sẽ bị nước nhấn chìm.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Các khu vực như ngôi làng "xe lửa" của ông Cruz sẽ phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng hơn trong những năm tới. Ngay cả khi thế giới ngay lập tức ngừng thải khí nhà kính, mực nước biển vẫn có thể dâng lên thêm 2-3 mét trong 200 năm tới, gấp 10 lần so với hàng trăm năm trước, theo nhà nghiên cứu Carlos Nobre tại Đại học Sao Paulo.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Ông Nobre cũng cho biết mực nước đã tăng 20-30 cm trong hơn 100 năm qua. "Không chỉ ở đây. Không chỉ riêng tôi. Có rất nhiều ngư dân phụ thuộc vào việc kiếm thức ăn từ rừng ngập mặn hàng ngày", ông Cruz nói.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên, đe dọa sự sống của cua và nhiều loài động vật khác trong chuỗi thức ăn của chúng. Nước nóng hơn cũng có tính axit cao hơn, ăn mòn vỏ cua và các sinh vật biển khác, theo nhà sinh vật học Renato de Almeida từ Đại học Reconcavo da Bahia.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu không phải là mối đe dọa duy nhất. Việc những ngư dân như ông Cruz đánh bắt quá mức cũng có thể là một lý do chính cho sự suy giảm số lượng cua và các quần thể sinh vật biển.

Cư dân rừng ngập mặn Brazil đương đầu với biến đổi khí hậu

Rừng ngập mặn bao phủ khu vực có diện tích 13.989 km2 dọc theo bờ biển Brazil. Theo chuyên gia Almeida, rừng ngập mặn là biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Một mẫu rừng ngập mặn có thể hấp thụ lượng carbon tương đương hoặc nhiều hơn một mẫu rừng nhiệt đới Amazon. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn trước những cơn bão lớn. Các loài thực vật ở rừng ngập mặn cũng có khả năng thích ứng tốt, sẽ mọc lên cao dần khi mực nước dâng. Tuy nhiên các loài sinh vật như cua hay sò mà ông Cruz đánh bắt lại thích ứng kém hơn, do vậy có nguy cơ suy giảm số lượng cá thể.

Theo Zing

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.