Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

(Baohatinh.vn) - Bổ sung quy định, tăng mức xử phạt, bố trí nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, tăng kinh phí… là những vấn đề được ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đặc biệt lưu ý khi tham gia góp ý về vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em.

Bảo vệ trẻ em làm “nóng” các điểm cầu…

Trong ngày làm việc hôm nay (27/5), đại biểu các điểm cầu trong cả nước đã nghe báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (XHTE)” của Đoàn Giám sát Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (trực tuyến), đại biểu các điểm cầu trong cả nước đã tiến hành thảo luận giám sát chuyên đề về “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống XHTE” (Ảnh TTXVN tại điểm cầu Hà Nội)

Báo cáo thể hiện rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng chống XHTE; công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý...

Đặc biệt, báo cáo đã cung cấp nhiều thông tin được nhiều đại biểu quan tâm và tập trung cho ý kiến như: hiện đang có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông không được đến trường; 7,16% trẻ em (1.773.112 em) có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 33.000 em không được sống trong môi trường gia đình; mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em có bố mẹ ly hôn; 5 năm qua, có 8.442 vụ/8.709 trẻ em bị bạo hành, 790.518 trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, 156.932 em bị bỏ rơi, 13.489 em tảo hôn...

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

Tại điểm cầu Hà Tĩnh do Phó trưởng đoàn phụ trách ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn điều hành. Cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện một số sở, ngành

Những con số nêu trên đã làm “nóng” các điểm cầu trong suốt 1 ngày thảo luận, với 30 lượt đại biểu tham gia góp ý, cho ý kiến.

Bằng tinh thần trách nhiệm của mình, các đại biểu đã tập trung bàn bạc, cho ý kiến đối với những kết quả đã đạt được, thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, có sự dự báo tình hình sát đúng và đề xuất các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ em được tốt hơn trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) cho rằng, các quy định pháp lý liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng còn yếu và chưa đồng bộ (Ảnh: chinhphu.vn)

Cùng đó, các đại biểu cũng đề cập đến những vấn đề liên quan đến tính hiệu quả trong cơ chế BVTE, bức xúc trước các mảng tối đáng báo động với những thông tin, con số khiến nhiều người lo lắng.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề xuất sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cơ chế chặt chẽ; có sự đổi mới trong công tác thông tin, tuyên truyền; nâng cao hiệu quả công tác điều tra xét xử; phát hiện kịp thời, thống kê đầy đủ, xử lý đủ sức răn đê các vụ việc vi phạm; bổ sung kinh phí, con người, chế tài xử lý…

Đoàn Hà Tĩnh đóng góp nhiều ý kiến chất lượng

Tham gia phát biểu ý kiến, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tập trung rà soát, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn tham gia góp ý

Đặc biệt là nên bổ sung, quy định cụ thể một số hành vi xâm hại tình dục trẻ em; có quy định cụ thể hơn về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em, tăng khung chế tài xử phạt để tạo tính răn đe và phải xử lý kịp thời, nghiêm túc các vụ việc được phát hiện…

Trong phần góp ý của mình, đại biểu Nguyễn Văn Sơn mong muốn tăng nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ trẻ em ở các cấp.

Đại biểu chỉ rõ, hiện nay, cấp tỉnh chỉ được giao 1 biên chế chuyên trách làm công tác trẻ em, còn cấp huyện và xã thì không có. Cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em còn kiêm nhiệm quá nhiều việc và thường xuyên có sự thay đổi.

Riêng ở cấp xã, đội ngũ người làm công tác trẻ em cấp xã đã có quy định nhưng hiện chưa được bố trí, phân công cụ thể hoặc có nhưng không ổn định, năng lực hạn chế, chưa được đào tạo về chuyên môn.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý để chăm sóc, giáo dục và phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em tại Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn cũng cho rằng, hiện nay, ngân sách nhà nước đã bố trí nguồn kinh phí chung cho công tác trẻ em (khoảng 1 tỷ đồng/năm) nhưng chủ yếu dành cho nhiệm vụ quản lý Nhà nước; còn phần ngân sách cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em chỉ được lồng ghép trong các chương trình, đề án nên chưa được bố trí hoặc có nhưng không nhiều.

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh nhấn mạnh: Qua giám sát tối cao lần này, Quốc hội cần có kiến nghị đầy đủ để Chính phủ, chính quyền các địa phương có sự quan tâm cụ thể, đúng mức đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung cũng như công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng ngày càng hoạt động đúng quy định pháp luật và có hiệu quả, góp phần bảo vệ những “mầm xanh” của dân tộc...

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.