Đê lở, uy hiếp cả trăm héc-ta nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu ở TX Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Tuyến đê Hoàng Đình đoạn qua địa bàn phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa hơn 100 héc-ta diện tích nuôi trồng thủy sản và sản xuất hoa màu của bà con nơi đây.

Đê lở, uy hiếp cả trăm héc-ta nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu ở TX Kỳ Anh

Tuyến đê Hoàng Đình đoạn qua địa bàn phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh) đã bị xuống cấp nghiêm trọng...

Từ bao đời nay, tuyến đê Hoàng Đình có chiều dài 6,5 km điểm đầu từ phường Kỳ Trinh đến điểm cuối là phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh) đang thực hiện “nghĩa vụ” che chắn sự xâm thực của sông Trí. Năm 1995, tổ chức Oxfarm của Vương quốc Anh đã tài trợ nâng cấp thành tuyến đê cấp V nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản.

Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự tàn phá của thiên nhiên, thiếu được đầu tư nâng cấp đồng bộ, tuyến đê dần xuống cấp.

Đê lở, uy hiếp cả trăm héc-ta nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu ở TX Kỳ Anh

...đe dọa hơn 100 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và sản xuất hoa màu của người dân.

Đặc biệt, đoạn qua địa phận TDP Hưng Phú (phường Hưng Trí) có chiều dài khoảng 2km, bề mặt tuyến đê chi chít “ổ voi”; thân đê nhiều đoạn bị sạt lở, uy hiếp hàng trăm ha nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu của bà con.

Ông Nguyễn Văn Long (50 tuổi, TDP Hưng Phú) cho biết: “Gia đình có diện tích 4.000m2 nuôi tôm, cá phía trong đê. Cứ mỗi lần nghe thông tin mưa bão là cả gia đình đứng ngồi không yên vì toàn bộ gia sản đều đổ dồn cho việc nuôi tôm, nếu triều cường dâng cao, tuyến đê bị vỡ thì chúng tôi sạt nghiệp”.

Đê lở, uy hiếp cả trăm héc-ta nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu ở TX Kỳ Anh

Hằng năm, chính quyền địa phương phải dùng gạch vữa để “đắp vá” thân đê.

Tổ trưởng TDP Hưng Phú Lê Xuân Phâng thông tin: Hiện, có khoảng 200 hộ trên địa bàn đang nuôi trồng thủy hải sản và 70 hộ trồng hoa màu, lúa sau chân đê với diện tích hơn 100 ha. Tuyến đê ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, cứ sau những đợt mưa bão, thân đê lại xuất hiện thêm những điểm xói lở. Nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản người dân, hàng năm, chính quyền địa phương thường phải “đắp vá” tạm bợ để gia cố thân đê.

Đê lở, uy hiếp cả trăm héc-ta nuôi trồng thủy hải sản và hoa màu ở TX Kỳ Anh

Việc “đắp vá” chỉ là giải pháp tạm thời, chính quyền và người dân phường Hưng Trí đang chờ mong chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, xây dựng tuyến đê kiên cố, bền vững.

Ông Nguyễn Đình Tài - Chủ tịch UBND phường Hưng Trí cho biết: Vừa qua, tuyến đê Hoàng Đình đi qua địa bàn TDP Hưng Phú có một số điểm sạt lở tạo nên những “hàm ếch”, phường phải sử dụng gạch vữa để gia cố thân đê.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Chúng tôi tha thiết đề nghị chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, nâng cấp tuyến đê kiên cố, đảm bảo là “lá chắn” vững chãi để bà con yên tâm sản xuất, nuôi thủy sản.

Chủ đề Bạn đọc viết

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.