Dó trầm là một trong những nguồn gen được đề xuất bảo tồn.
Đây là cơ sở quan trọng để ngành KH&CN Hà Tĩnh chủ trì xây dựng đề án “Bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 – 2025" theo chỉ đạo của Bộ KH&CN và UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Đề án nhằm chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản và dược liệu có chất lượng tốt, góp phần phục hồi một số nguồn gen bản địa thoát khỏi tình trạng biến mất và khai thác các nguồn gen đặc trưng ở địa phương nhằm tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.
Hồng vuông Thạch Hà đang có nguy cơ suy thoái giống cần được bảo tồn.
Được biết, Sở KH&CN sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá bổ sung các nguồn gen sinh vật đặc trưng, bản địa có giá trị kinh tế, môi trường để xây dựng đề án.
Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật bản địa, đặc trưng của vùng, như: Nguồn gen cây ăn quả (cam bù, bưởi Phúc Trạch, bưởi đường Hương Sơn, quýt đường Kỳ Anh, quýt khốp Kỳ Anh, hồng vuông Thạch Hà…);
Nguồn gen cây dược liệu (mộc hoa trắng, xích đông nam, cát căn, hoài sơn, ý dĩ, hòe hoa, ưng bất bạc...); nguồn gen động vật nuôi (hươu sao, lợn mẹo ...); nguồn gen cây lương thực, hoa màu (vừng đen, lúa Bát Ngoạt, khoai sọ Lệ Phố, lạc cúc…); nguồn gen thủy sản (cá tràu hoa, cá mú, cá chẽm)…