Đề xuất tiền lương đóng BHXH tối thiểu bằng 70% bình quân tổng thu nhập

Theo BHXH Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương. Dù quy định từ 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH gồm mức lương và thêm khoản bổ sung khác.

BHXH Việt Nam vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách BHXH thời gian qua.

Theo đó, tình trạng nợ, trốn đóng BHXH, BHTN vẫn xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành. Thống kê tới ngày 31/12/2020, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN là hơn 13.500 tỷ đồng, chiếm 3,35 % số phải thu, trong đó: Số nợ BHXH bắt buộc là hơn 8.600 tỷ đồng, nợ BHTN là 335 tỷ đồng.

Liên quan tới tiền lương đóng BHXH, báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy: Nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu xây dựng thang, bảng lương để đóng BHXH bằng mức thấp nhất.

Đề xuất tiền lương đóng BHXH tối thiểu bằng 70% bình quân tổng thu nhập

Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH có thêm khoản bổ sung khác. Tuy nhiên việc thực hiện còn chưa được nghiêm túc. (Ảnh: TL)

Tức là bằng mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề và cộng thêm 5% hoặc 7% đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc độc hại và nguy hiểm.

Đối với lao động giữ chức vụ, khoảng 80% doanh nghiệp đã xây dựng thang, bảng lương cụ thể theo chức danh.

Đơn cử như với chức vụ giám đốc sản xuất, giám đốc điều hành, trưởng phòng. Còn lại các doanh nghiệp xây dựng đối với lao động giữ chức vụ theo thang lương, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và bảng phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.

Thống kê của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, đa số doanh nghiệp đã đăng ký đóng BHXH cho người lao động theo mức lương mà không có khoản bổ sung khác. Mặc dù quy định từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH gồm mức lương và thêm khoản bổ sung khác.

Theo BHXH Việt Nam, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là việc chưa chỉ rõ khoản phụ cấp bổ sung nào phải tính đóng BHXH.

Dự báo của BHXH Việt Nam, năm 2021, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc phá sản. Khả năng số tiền nợ, chậm đóng BHXH còn xu hướng gia tăng.

Thực tiễn ở nhiều doanh nghiệp đưa ra rất nhiều các khoản thu nhập khác như: Khoán sản phẩm (ngoài định mức lương), tăng năng suất lao động tính theo tỷ lệ %, hỗ trợ tiền nhà, tiền điện thoại, xăng xe, chuyên cần (chăm chỉ - ngày công lao động trong tháng) để khoảng phải đóng BHXH.

Trong khi đó, việc xây dựng tương quan giữa mức lương và các khoản thu nhập chưa có. Ví dụ như mức lương bằng bao nhiêu % tổng thu nhập, các khoản phụ cấp và phúc lợi khác.

Do phần đóng BHXH, BHYT và BHTN của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng. Điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng BHXH, BHYT và BHTN.

Bên cạnh đó, nhiều chủ sử dụng lao động cố tình giảm mức đóng BHXH để tăng trả cho người lao động, làm tăng cạnh tranh trên thị trường lao động.

Mặt khác, nhiều người lao động chỉ quan tâm tới lợi ích ban đầu, chưa có hiểu biết đầy đủ về pháp luật BHXH, chưa hiểu rằng việc đóng mức cao thì sau này hưởng cũng cao.

Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam kiến nghị sửa đổi quy định về tiền lương đóng BHXH đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất khả năng trốn tránh các khoản phải đóng của doanh nghiệp, theo hướng quy định tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của người lao động

Đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tiền lương, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm về tiền lương và BHXH.

Giải quyết tình trạng người lao động “bơ vơ” khi doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH

Về tình hình người lao động bị chủ doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, cơ quan BHXH hiện chỉ có thể xác nhận thời gian tham gia khi đóng đủ BHXH, BHTN.

Từ thời điểm đơn vị nợ BHXH, BHTN đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa được xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động.

Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động đủ điều kiện hưởng trong thời gian doanh nghiệp nợ BHXH và BHTN, BHXH Việt Nam đề xuất khi ngân sách nhà nước (hoặc nguồn tài chính khác) đóng đủ vào quỹ BHXH, BHTN để trả nợ thay cho doanh nghiệp, BHXH Việt Nam xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động.

Trường hợp người lao động chưa đủ điều kiện hưởng chế độ BHTN và BHTN, BHXH Việt Nam xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN đến thời điểm nghỉ việc để bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.

Theo Hoàng Mạnh/Dantri

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.