Hà Tĩnh phát sinh 648 tấn chất thải rắn/ngày, mới xử lý được 80%

(Baohatinh.vn) - Sáng 5/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì buổi làm việc để nghe kết quả xây dựng, triển khai, thực hiện đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Các địa phương có dự án thì sớm triển khai thực hiện, chưa xúc tiến được nhà đầu tư xử lý rác thì triển khai phương án xây dựng lò đốt thủ công.

Qua thống kê, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân trên địa bàn tỉnh khoảng 648 tấn/ngày. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các địa phương do 211 đơn vị thực hiện với khối lượng rác được xử lý khoảng 518 tấn (80%).

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn báo cáo kết quả thực hiện xây dựng đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các địa phương.

Đến tháng 9/2017, có 8 địa phương cấp huyện đã phê duyệt đề án thu gom, vận chuyển rác. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các nội dung theo đề án chưa được nhiều, một số nội dung trong đề án các địa phương đến nay không còn phù hợp nên phải rà soát cập nhật, điều chỉnh lại.

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Ông Hoàng Chí Thức, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn: Chỉ cần khoảng 5 – 7 tỷ đồng/1 năm, Công ty sẽ xử lý hoàn toàn rác thải sinh hoạt tại thị xã Kỳ Anh.

Liên quan đến việc thực hiện nội dung đề án, về kết quả thực hiện giá dịch vụ, đến tháng 10/2017 có 4 địa phương đã ban hành mức giá cụ thể, 2 địa phương chỉ đạo các xã áp dụng mức giá do UBND tỉnh quy định, còn 8 địa phương chưa có mức giá cụ thể.

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Ông Nguyễn Quốc Hà - Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh: Việc xử lý rác trên địa bàn thị xã trong thời gian qua còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực tài chính.

Việc xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh được thực hiện qua các nhà máy, tại các bãi chôn lấp hoặc các lò đốt. Trong đó, hiện có 2 nhà máy đang hoạt động (tại Cẩm Quan - Cẩm Xuyên và Kỳ Tân - huyện Kỳ Anh); ngoài ra, còn có 2 nhà máy tại Lộc Hà và Can Lộc đã được UBND tỉnh chấp nhận chủ trương đầu tư và đang hoàn thiện các thủ tục triển khai.

Toàn tỉnh có 5 bãi chôn lấp hợp vệ sinh đang hoạt động và 6 bãi chôn lấp tự phát ở các địa phương hiện đang rà soát chuyển đổi hình thức lò đốt hoặc ngừng tiếp nhận rác để xử lý. Bên cạnh đó, hiện đang có 7 lò đốt không sử dụng nhiên liệu được đầu tư độc lập, tuy nhiên có một số lò đốt tự phát chưa được kiểm tra, đánh giá về chất lượng công nghệ.

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Trần Hữu Duyệt: Mỗi năm, huyện Cẩm Xuyên dự kiến cần khoảng 12 tỷ đồng để xử lý rác thải sinh hoạt.

Nhìn chung, việc thực hiện đề án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do một số địa phương chưa xác định được phương thức xử lý, vị trí vận chuyển về xử lý nên thiếu cơ sở tính toán chi phí; một số địa phương thay đổi phương thức xử lý nên phải điều chỉnh lại; hoạt động của các HTX môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhiều HTX kém hiệu quả; các lò đốt được lắp đặt đều chưa được quan trắc, phân tích đầy đủ về chất lượng khí thải, các địa phương chưa thống nhất về chủng loại…

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch huyện Nghi Xuân: Trước mắt nên để cho các địa phương cấp xã xây dựng một số lò đốt hợp quy chuẩn để xử lý rác.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các địa phương, đơn vị đã tập trung báo cáo dự kiến tổng kinh phí thực hiện, khả năng bố trí từ nguồn huyện, xã và thu từ người dân, doanh nghiệp; thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án thu gom, xử lý rác và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, để điều chỉnh phù hợp.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, các địa phương, đơn vị đã có cách tiếp cận mới trong cách xây dựng đề án xử lý rác. Xây dựng đề án xử lý rác là việc làm hết sức cần thiết nhằm xác định quy mô, số lượng rác cũng như cơ chế tài chính, cân đối ngân sách cho việc thực hiện.

ha tinh phat sinh 648 tan chat thai ran ngay moi xu ly duoc 80

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc xử lý rác phải tuân thủ nguyên tắc thị trường; các địa phương phải giảm thiểu vai trò Nhà nước từ khâu thu gom đến khâu xử lý rác thải sinh hoạt mà phát huy vai trò tư nhân, doanh nghiệp thông qua đấu thầu, Nhà nước chỉ đánh giá chất lượng dịch vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, trước mắt, Công Ty TNHH MTV Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn cùng phối hợp với thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh thí điểm thực hiện xử lý rác trên địa bàn; đến năm 2018 phải vận hành xử lý rác theo đề án mới. Tỉnh luôn tạo cơ chế, điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh, nhưng cũng mong muốn doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với địa phương.

Đối với các địa phương khác, các huyện đã có dự án thì sớm triển khai thực hiện. Các huyện chưa xúc tiến được nhà đầu tư xử lý rác thì triển khai phương án xây dựng lò đốt thủ công.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối, căn cứ các tiêu chí để chấp thuận xây dựng lò đốt trên cơ sở đề xuất của các huyện; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục xây dựng nhà máy xử lý rác. Các Sở: Tài chính, KH&ĐT xây dựng cơ chế tài chính các đề án, hướng dẫn cơ chế đấu thầu...

Bên cạnh đó, các huyện vẫn phải chủ động phải quy hoạch, tính toán đến hướng xây dựng nhà máy xử lý rác. Đến năm 2018, phấn đấu 100% huyện vận hành theo đề án mới.

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.