Hãy cho con học bơi, làm quen môi trường nước sớm nhất có thể!

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều vụ đuối nước trẻ em thương tâm mỗi mùa hè, cộng đồng đã dần nâng cao ý thức và chung tay để góp phần bảo vệ trẻ tốt hơn. Đầu mùa hè năm nay, nhiều hoạt động trang bị kỹ năng, nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước tai nạn đuối nước đang được triển khai một cách hiệu quả.

Không chỉ có các vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiện nay, nhận thức của cộng đồng ở tất cả các địa bàn dân cư về phòng tránh đuối nước đã được nâng lên đáng kể. Nhiều phụ huynh cho con đi học bơi, làm quen với môi trường nước từ rất sớm.

hay cho con hoc boi lam quen moi truong nuoc som nhat co the

Tập huấn kỹ năng bơi lội, cứu hộ cho giáo viên thể dục các trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Chị Phan Thanh Mai (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Cháu nhà mình 6 tuổi, ông bà nội cứ bảo còn nhỏ chưa cho đi học, nhưng mình thấy là cần thiết phải dạy bơi cho con rồi. Mình nghĩ, bơi là một kỹ năng không thể thiếu của bất kỳ ai, nó không chỉ đơn thuần là kỹ năng sống mà còn là kỹ năng sinh tồn”.

Cũng chính nhiều phụ huynh nhận thức được như chị Mai nên nhu cầu học bơi của trẻ hiện nay khá cao. Trên địa bàn tỉnh, một số trường học đã trang bị bể bơi để phục vụ nhu cầu của học sinh.

“Mùa bơi đầu tiên (hè 2016), bể bơi của trường đón khoảng 2.000 lượt học sinh. Trước nhu cầu đăng ký học bơi rất lớn, năm nay nhà trường đã đầu tư gần 1 tỷ đồng làm mái che, trang bị thêm các trang thiết bị an toàn bơi… để tăng số lượng ca học trong một ngày, đảm bảo an toàn cho các cháu”, cô Trần Thị Nhật Ái - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

hay cho con hoc boi lam quen moi truong nuoc som nhat co the

Hoàn thiện mái che bể bơi Trường THCS Lê văn Thiêm để phục vụ tốt hơn nhu cầu học bơi của các em

Trẻ em thành phố thuận lợi là được học bơi trong các bể bơi an toàn, thì trẻ em nông thôn có phần thiệt thòi hơn khi phải tập bơi, tắm ở khu vực ao hồ, sông suối nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng này, các địa phương đã tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể (đoàn thanh niên, phụ nữ, cán bộ thôn xóm…) và gia đình để nhắc nhở, quản lý con em; tại nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ, các biển cảnh báo nguy hiểm được cắm.

Cùng với đó, nội dung phòng tránh đuối nước cũng được lồng ghép trong các hoạt động hè của đoàn, đội. Những việc làm đó góp phần nâng cao ý thức cho cộng đồng nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn đuối nước đối với trẻ em.

Nhận thức được tính cấp thiết của việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh, vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm TDTT tỉnh tổ chức tập huấn công tác này cho cán bộ, giáo viên (GV). Trong 3 ngày, gần 100 GV thể dục đến từ các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã được trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng bơi lội, cứu hộ, sơ cứu khi có sự cố xảy ra.

Thầy Hồ Bá Dũng – GV Trường THCS Phú Gia cho biết: “Đợt tập huấn rất thiết thực và ý nghĩa, đặc biệt là với GV vùng sâu, vùng xa như chúng tôi. Địa bàn Hương Khê nhiều sông suối, hồ đập, lại là vùng “rốn lũ”, nguy cơ đuối nước với học sinh luôn thường trực. Trước đây, chúng tôi vẫn thường quán triệt các em thực hiện nghiêm quy định để tự bảo vệ mình, nhưng sau đợt tập huấn này, chúng tôi có thêm kiến thức để hướng dẫn cặn kẽ, bài bản kỹ năng phòng tránh, cứu hộ đuối nước cho học sinh toàn trường”.

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.