Hệ lụy từ việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung cao cho công tác phòng trừ sâu bệnh trên lúa xuân. Tuy nhiên, thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tùy tiện của bà con nông dân có thể gây tác dụng “ngược”, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của lúa.

Hệ lụy từ việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

Nông dân vẫn thường pha các loại thuốc BVTV trong phun phòng trừ sâu bệnh trên lúa xuân.

Trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch bệnh cho lúa xuân, trên nhiều cánh đồng, không khó để bắt gặp cảnh những nông dân “lỉnh kỉnh” đi phun thuốc với đủ các loại gói, chai, lọ mang theo. Điều đáng nói, hiện nay, trên mỗi bao bì thuốc BVTV đều ghi rất rõ hướng dẫn sử dụng, liều lượng, cách pha chế để người dân dễ dàng sử dụng.

Tuy nhiên, không phải nông dân nào cũng thực hiện đúng theo chỉ dẫn ghi trên bao bì. Nhiều người pha trộn nhiều loại thuốc trừ sâu vào một bình phun; pha thuốc không đúng liều lượng theo tỷ lệ quy định, tăng thêm liều lượng một cách cảm tính, thậm chí là “đốt cháy giai đoạn” trong quy trình phòng trừ sâu bệnh.

Hệ lụy từ việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

Thời điểm này, nông dân đang kết hợp phun phòng bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn trong một bình thuốc.

Ông Trần Quang Mai (thị trấn Nghèn, Can Lộc) cho hay: “Cùng một lần phun, tôi pha các loại thuốc gồm sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, rầy lưng trắng để tiết kiệm thời gian”.

Còn ông Nguyễn Văn Hưng (thôn Phù Ích, xã Ích Hậu, Lộc Hà) lý giải: “Nhà tôi gieo cấy gần 3 mẫu ruộng. Trong đợt này, nhiều loại sâu bệnh cùng xuất hiện, tới kỳ phải phun phòng trừ. Tiền công thuê người phun cũng khá cao, có khi lên đến 300 - 400 nghìn đồng/sào nên tôi phun gộp tất cả trong một bình cho tiện, còn bớt được thêm ít tiền công thuê người nữa”.

Hệ lụy từ việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

Cần phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện các đối tượng dịch bệnh và phun phòng kịp thời theo đúng liều lượng.

Những thói quen tùy tiện của người sản xuất không những không đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng trừ sâu bệnh mà còn gây hại cho cả cây trồng lẫn người sử dụng. Hiện tượng “nhờn thuốc”, khó đặc trị một loại sâu bệnh có thể xảy ra. Bên cạnh đó, khi bà con không tuân thủ liều lượng dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo cũng có thể vô tình tiêu diệt một số loại thiên địch có lợi cho cây lúa...

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Tống Phong, thời gian gần đây, các lớp tập huấn về sử dụng thuốc BVTV đã được tổ chức đến tận thôn, xóm, ý thức của bà con trong sử dụng thuốc BVTV đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nông dân vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh, pha chung 2 hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun để phun một lần. Nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ làm giảm hoặc mất hiệu quả phòng trừ của các loại thuốc khiến dịch bệnh càng khó kiểm soát. Sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc còn gây tính nhờn thuốc, kháng thuốc đối với dịch hại và gây ngộ độc thuốc đối với cây trồng,...

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nhấn mạnh, nông dân phải đặc biệt lưu ý sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao vì sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí; hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.