Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Theo Thông tư 15/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, đối tượng được hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

ho tro lao dong ngheo di lam viec co thoi han o nuoc ngoai

Ảnh minh họa

Trong đó ưu tiên đối tượng là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Thông tư 15 quy định cụ thể về nội dung và mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với đào tạo nghề, ngoại ngữ: Hỗ trợ 100% chi phí khóa học theo giá dịch vụ vụ đào tạo nghề, ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Hỗ trợ theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khoá học.

Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: Hỗ trợ mức 40.000 đồng/người/ngày; tiền ở mức 300.000 đồng/người/tháng; tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 400.000 đồng/người.

Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: Hỗ trợ mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.

Thông tư cũng quy định về chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 219/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo mức hỗ trợ tối đa bằng 70% mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông tư cũng nêu rõ việc hỗ trợ cho người lao động khác cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang. Nội dung hỗ trợ là đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để đi làm việc ở nước ngoài.

Mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để đi làm việc ở nước ngoài đối với đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo VGP News

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.