Từ khi Hoàng Hoa sứ trình đồ được Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vinh danh (năm 2018), Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị di sản.
Lưu giữ hệ thống các công trình, di tích lịch sử văn hóa nhiều giá trị là cơ sở để hướng đến bảo tồn, xây dựng làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) trở thành làng văn hóa du lịch.
Chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm năm sinh 3 danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón nhận di sản tư liệu thế giới “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu” đã tái hiện một không gian nghệ thuật đậm bản sắc văn hóa và con người Hà Tĩnh tiếp nối phát triển từ quá khứ đến hôm nay.
Bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm (1689-1943) là khối tài liệu quý hiếm, độc đáo về việc tôn vinh, phong tặng, giao dịch của triều đình và cộng đồng với người làng Trường Lưu (nay thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) do công lao của họ trong quá trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và là dạng tư liệu phổ biến ở các nước Đông Bắc Á thời quân chủ.
Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc trích ngân sách hỗ trợ thực hiện chính sách văn hóa, thể thao được cụ thể hóa trong 3 danh mục quan trọng, trong đó phần lớn hướng tới các di sản.
Có tuổi đời hơn 600 năm, làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nước ta hiện có nhiều làng cổ nổi tiếng, như Đường Lâm, Phước Tích, nhưng chưa có nơi nào như Trường Lưu (Can Lộc - Hà Tĩnh) có đến 3 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh.
Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) được vinh danh Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở, điều kiện để Hà Tĩnh xây dựng làng văn hóa - du lịch Trường Lưu thành một địa chỉ văn hóa du lịch mang tầm quốc tế.
Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, phong phú, nhiều năm qua, các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã nỗ lực không ngừng bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông. Cùng với nhiều chính sách của tỉnh, di sản văn hóa Hà Tĩnh ngày càng có sức sống mãnh liệt trong đời sống đương đại.
Theo Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 7/1/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, số tiền này chi hỗ trợ cho các hoạt động trong năm 2021 của các CLB dân ca ví, giặm, ca trù, trò Kiều, các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú và công tác bảo tồn Truyện Kiều, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Mộc bản Trường học Phúc Giang.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6931/UBND-VX gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam về việc đề cử Hoàng Hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thế giới của UNESCO.
Là vùng đất cổ, nơi con người đã cư trú và sinh sống cách đây từ hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Những di sản tiêu biểu dưới đây là những dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của con người vùng đất núi Hồng, sông La.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ đề nghị đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Mùa xuân đã thực sự trở về trên đôi cánh thời gian. Trong bừng sáng những ngày xuân mới, lòng người lại có chút hoài niệm về những giá trị cổ xưa. Báo Hà Tĩnh mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hiện vật quý đang được người dân trân trọng lưu giữ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu mong muốn thời gian tới UNESCO quan tâm, giúp đỡ Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể tới bạn bè quốc tế.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Tĩnh đã được chú trọng với những kết quả đáng mừng trong nhiệm kỳ 2015-2020. Đây cũng chính là nhiệm vụ xuyên suốt nhiều năm qua và là cơ sở để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.
Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa và nguồn lực con người to lớn. Phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh là mục tiêu, động lực cho sự phát triển cũng là mục tiêu, chỉ tiêu Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX hướng tới.
Tràng Lưu (nay là xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng với di sản Mộc bản Trường Lưu, Hoàng Hoa sứ trình đồ mà còn mang nét độc đáo riêng bởi những ngôi nhà cổ, đình làng hàng trăm năm tuổi và những nhà thờ của dòng họ trứ danh - Nguyễn Huy.
Kho báu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giàu có, không gian du lịch hấp dẫn với phong cảnh sơn thủy hữu tình và hệ thống kiến trúc cổ đình làng, đền đài, miếu mạo gắn với tên tuổi các danh nhân văn hóa kiệt xuất, Hà Tĩnh đang kết nối các giá trị di sản thành những địa chỉ du lịch hấp dẫn, đón bước chân du khách thập phương mỗi khi tết đến, xuân về.
Sở hữu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, Hà Tĩnh còn tự hào mang trong mình nhiều di sản vật thể và phi vật thể quý giá khác. Điều mừng là kho tàng di sản này càng giàu thêm và những giá trị của nó ngày càng lấp lánh, sống động giữa hiện thực cuộc sống muôn màu...
“Cảnh vui người cũng chẳng phàm/ Tú dân rả rích, chín chòm xôn xao” - câu thơ của người xưa đã theo tôi đi hết những ngõ thôn quanh co, qua các nhà thờ cổ và trong những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ gìn giữ báu vật của cha ông trên đất Tràng Lưu (Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng - nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Nga, người có công lớn trong việc dịch Truyện Kiều ra tiếng Nga là một người con ưu tú của làng Trường Lưu văn chương và khoa bảng. Nhân dịp năm mới 2019, từ Matxcova, Giáo sư Nguyễn Huy Hoàng đã dành cho nơi “chôn rau cắt rốn” những ký ức thăm thẳm và niềm tự hào lớn lao. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu những hoài niệm và tình cảm mến yêu của ông với quê hương.
Khi đào mai bắt đầu hé nụ, khi những cánh én chấp chới gọi xuân về trên biếc xanh những nụ mầm tinh khôi, cũng là lúc ngành văn hóa Hà Tĩnh khép lại một năm đầy dấu ấn với nhiều sự kiện đặc biệt.
Lễ đón Bằng công nhận Hoàng Hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO long trọng diễn ra sáng nay (16/10) tại Nhà Văn hóa xuân Diệu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Sáng 16/10, tại thị trấn Nghèn (Can Lộc), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Ngày 16/10, Hà Tĩnh công bố Hoàng hoa sứ trình đồ Di sản tư liệu ký ức thế giới. Sự kiện này thêm một lần nữa tô đậm những giá trị văn hoá độc đáo mà dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đóng góp cho nền văn hoá Việt Nam.
Chuẩn bị cho lễ công bố sự kiện “Hoàng hoa sứ trình đồ” là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 16/10 tới, huyện Can Lộc và xã Trường Lộc đang khẩn trương hoàn thành các phần việc hậu cần.
Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, huyện Can Lộc chịu trách nhiệm chủ trì triển khai toàn bộ các hoạt động lễ công bố “Hoàng hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dự kiến diễn ra ngày 16/10 tới đây.