Hướng về cơ sở, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Đổi mới hoạt động, hướng về cơ sở, MTTQ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát huy vai trò, trách nhiệm để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức phát triển quê hương.

Hương Khê là huyện miền núi, khó khăn, có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhất ở Hà Tĩnh với 293 hộ, 1.061 nhân khẩu; tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm gần 30% dân số.

Với vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, MTTQ các cấp ở Hương Khê đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình hành động từng bước đi vào chiều sâu, thực chất…

1.jpg
Huyện Hương Khê đã huy động các nguồn lực xây dựng mới 913 nhà ở kiên cố cho người dân với kinh phí hơn 55 tỷ đồng.

Ông Hà Văn Đàn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hương Khê cho biết: Chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước... Nội dung và phương thức tuyên truyền ngày càng đổi mới, đảm bảo tiêu chí “ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ”, hướng mạnh về cơ sở, phát huy vai trò các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong xã hội, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Nổi bật là phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong 5 năm qua,MTTQ các cấp tập trung vận động nguồn lực và phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các nguồn lực xây mới 913 nhà ở kiên cố cho người dân với kinh phí hơn 55 tỷ đồng; hỗ trợ hơn 1.600 mô hình sinh kế trị giá trên 2 tỷ đồng; hỗ trợ 100 thẻ bảo hiểm với trị giá trên 70 triệu đồng; trao tặng hơn 40.000 suất quà cho các hoàn cảnh khó khăn...

bqbht_br_5-282.jpg
Ủy ban MTTQ huyện Hương Khê vừa trao 8 mô hình sinh kế bò sinh sản tổng trị giá 120 triệu đồng cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Đặc biệt, trong những năm gần đây xảy ra nhiều trận lũ lụt đã gây thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân cũng như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, MTTQ các cấp đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận và phân phối hàng để kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình, các địa phương bị ảnh hưởng, tạo thêm niềm tin vững chắc trong Nhân dân.

MTTQ các cấp ở Hương Khê cũng phối hợp với các ban, ngành lồng ghép các phong trào thi đua, các cuộc vận động để tuyên truyền. Trong xây dựng NTM, Hương Khê là huyện khó nhất của tỉnh. Trong khó khăn đó, MTTQ và các tổ chức thành viên đã trực tiếp về tận thôn, xóm cùng tháo gỡ với các địa phương.

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hương Liên nhớ lại: Là xã vùng sâu, phong trào xây dựng NTM trước nay khá chùng lắng. Đến năm 2022, MTTQ tỉnh, huyện cùng các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, “xắn tay đào đất, xây tường”, phong trào ở địa phương sôi động hẳn lên. Trong đó, MTTQ các cấp cùng huy động nguồn lực nâng cấp, làm mới nhà ở, mua sắm trang thiết bị tại nhà văn hóa các thôn, xây dựng đường điện thắp sáng làng quê; huy động lực lượng tham gia chỉnh trang vườn hộ, trồng hàng rào xanh… Nhờ đó, đến nay, xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

3.jpg
MTTQ huyện Hương Khê tuyên truyền xây dựng NTM bằng cách cùng làm với Nhân dân.

Đóng góp của MTTQ các cấp ở Hương Khê cũng đã giúp huyện nhà có 20/20 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã kiểu mẫu, 3 xã nâng cao.

Dấu ấn đậm nét của MTTQ huyện Hương Khê còn ở công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, nhất là xây dựng NTM, đô thị văn minh, đồng bào tôn giáo “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”; bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của Nhân dân…

Bà Từ Thị Hòa - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hương Khê cho biết: Thời gian qua, MTTQ từ huyện đến cơ sở đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh; quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Qua đó, tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn cơ bản ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp về triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Nhân dân phấn khởi trước sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành, các cấp, góp phần chăm lo đời sống cho người nghèo, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác kịp thời, chu đáo.

Nhiệm kỳ 2019-2024, huyện Hương Khê đã huy động gần 50 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện, xã, được sử dụng hỗ trợ xây mới và sữa chữa nhà ở, phát triển sản xuất, tặng quà tết, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó...

Trong nhiệm kỳ cũng hỗ trợ xây mới và sửa chữa 913 nhà ở; hỗ trợ 1.686 mô hình sinh kế và nhiều hoạt động khác khác như: trao tặng quà tết, hỗ trợ thẻ bảo hiểm, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó… Qua đó, góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, tạo điều kiện để thoát nghèo, hỗ trợ các các xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư theo chuẩn NTM và giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều xuống còn 3,64%.

Ủy ban MTTQ huyện cũng phối hợp kêu gọi, vận động, tiếp nhận trên 220 lượt đoàn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phân phối cứu trợ với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt trên toàn huyện; tiếp nhận nguồn hỗ trợ qua tài khoản ban cứu trợ 2,8 tỷ đồng. Sau lũ lụt, đã huy động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ sinh kế và các hỗ trợ khác để giúp người dân ổn định cuộc sống.

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.