Huy động đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình MTQG

(Baohatinh.vn) - Chiều 28/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2017. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

huy dong du nguon luc can thiet de thuc hien cac chuong trinh mtqg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị

Báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình MTQG khẳng định, năm 2017, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình MTQG đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được thành công về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

huy dong du nguon luc can thiet de thuc hien cac chuong trinh mtqg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2017, nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho thực hiện các chương trình MTQG khoảng trên 51.775 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, năm 2017, cả nước đã huy động được khoảng trên 64.233 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện công tác an sinh xã hội.

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cả nước đã huy động được khoảng 259.561 tỷ đồng đầu tư vào hạ tầng, phát triển sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Trong năm 2017, các địa phương đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.

huy dong du nguon luc can thiet de thuc hien cac chuong trinh mtqg

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền trên cả nước vẫn còn khá lớn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị sản xuất bền vững nên thu nhập của người dân còn bấp bênh; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm...

Năm 2017, cả nước có 712 xã đạt chuẩn NTM nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 3.069 xã (34,4%); có 43 huyện thuộc 24 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM; còn 113 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 144 xã so với cuối năm 2016.

Về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn 6,72% (giảm 1,51% so với cuối năm 2016), trong đó bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40%; bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2016, đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.

huy dong du nguon luc can thiet de thuc hien cac chuong trinh mtqg

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung: Một số chính sách giảm nghèo chưa dược bố trí nguồn lực; mức hồ trợ còn thấp dã ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu cụ thể của Chương trình.

Tại hội nghị, đại biểu các bộ ngành, địa phương đã báo cáo, phân tích làm rõ một số tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong triển khai các chương trình MTQG, đồng thời đề xuất những giải pháp triển khai các chương trình hiệu quả hơn trong những năm tới.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao kết quả toàn diện trong thực hiện các chương trình MTQG cũng như hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình. Thông qua hoạt động của BCĐ các cấp đã ghi nhận và đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quả trình thực hiện từng nội dung, hoạt động của từng chương trình. Đặc biệt, từng chương trình đã khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước để đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, duy trì bền vững kết quả xây dựng NTM, giảm nghèo.

huy dong du nguon luc can thiet de thuc hien cac chuong trinh mtqg

Tiếp nối những kết quả bước đầu đạt được trong 2 năm đầu thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM và giảm nghèo ở cấp xã, huyện; bố trí và huy động đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình MTQG; tập trung công tác chi đạo thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách hiện hành liên quan đến xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất tích hợp, sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ các chính sách theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản.

Mục tiêu các chương trình MTQG trong năm 2018

  • Chương trình NTM: Phấn đấu cả nước có ít nhất 39% số xã (khoảng 3.500 xã) đạt chuẩn NTM (tăng khoảng 5% so với năm 2017); có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện công nhận đạt chuấn NTM (tăng khoảng 10 đơn vị so với năm 2017); bình quân tiêu chí /xã cả nước tăng thêm tối thiểu 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017; giảm số xã đạt dưới 5 tiêu chí xuống dưới 60 xã.

  • Chương trình giảm nghèo bền vững: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/nãm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3-4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.