Ít nhất 30% người Việt Nam trưởng thành thiếu vận động thể lực

Ít nhất 30% người Việt Nam trưởng thành thiếu vận động thể lực khiến cho sức bền của thanh niên Việt Nam xếp vào mức kém so với tiêu chuẩn.

Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy ít nhất 30% người Việt Nam trưởng thành thiếu vận động thể lực. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam hiện đang bị xếp vào mức kém so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân chính là thiếu thói quen luyện tập thể chất và thiếu sân chơi thể thao phù hợp trong cộng đồng.

Bận rộn và không có thời gian là lý do phổ biến mà nhiều người đưa ra khi không thể tập thể dục. Chị Bùi Minh Nguyệt tại Hà Nội chia sẻ: "Quãng đường đi chuyển từ nhà đến công ty hơi xa nên việc tập thể dục hầu như là không có". Thậm chí, việc đi bộ ăn trưa cũng thường bị thay thế bằng việc gọi đồ qua các ứng dụng.

Những người có thời gian tập luyện thể thao cũng gặp khó khăn vì thiếu sân chơi. Anh Đỗ Quốc Tùng, sinh viên Trường Đại học Điện lực, cho biết: "Chúng em thường chọn khung giờ từ 22h30 đến đêm muộn để đá bóng vì số lượng sân ít và giá thành rẻ".

Tuy nhiên, việc vận động thể thao vào giờ muộn dẫn đến thức khuya và tắm muộn lại là thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Ghi nhận tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi mắc đột quỵ đều tăng từ 20-25%, gấp đôi so với những năm trước.

Sinh viên thiếu sân chơi vào khung giờ phù hợp, người lớn tuổi thì phải chọn vỉa hè làm nơi tập thể thao vì thiếu không gian công cộng. Nhưng chơi trên vỉa hè cũng không phải dễ bởi hàng quán đã lấn chiếm hết cả.

Theo khuyến nghị của WHO, người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút/tuần cho các hoạt động thể chất cường độ vừa phải. Điều này tương đương với việc xem một nửa tập phim mỗi ngày. Tuy nhiên, việc thực hiện này vẫn gặp nhiều trở ngại đối với nhiều người.

vtv.vn

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.
7 tư duy thay đổi cuộc đời

7 tư duy thay đổi cuộc đời

Điều quyết định sự khác biệt giữa con người không phải tài năng thiên bẩm hay siêng năng, may mắn mà đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.