Chủ quán rửa bát, hốt rác rồi bốc thức ăn bằng một găng tay

Tác dụng của găng tay chỉ là để giữ sạch đôi tay bà chủ quán.

Trước đây, trên đường đi làm, tôi hay ghé vào một tiệm bún bò để ăn sáng, trước khi đến công ty. Có thể nói tôi là khách ruột của quán, vì ngày nào cũng ghé ăn. Mọi thứ thay đổi cho đến khi hôm đó tôi ngồi ở bàn phía sau quầy của bà chủ.

Quán cũng sạch sẽ, nhưng hôm đấy, khi vừa ăn xong tô bún, tôi chứng kiến bà chủ, tay đeo găng đi hốt khăn giấy đã dùng, rau thừa của khách. Đã vậy bà còn cầm giẻ lau bàn. Khi có khách đến, bà chủ tỉnh bơ cầm thịt để xắt, bốc bún cho khách bằng chính đôi găng tay ấy.

Tôi còn nghe đồng nghiệp kể câu chuyện kinh dị hơn, khi anh ấy thấy bà chủ quán khác dùng găng tay rửa bát, hốt rác rồi bốc thức ăn cho khách.

Chiếc găng, tưởng sạch sẽ hơn dùng tay trần bốc thức ăn, hóa ra chỉ là để bảo vệ đôi tay bà chủ.

Trong các chương trình dạy nấu ăn trên tivi, ta thấy đầu bếp thường không dùng găng tay. Những đầu bếp lành nghề luôn để bàn tay trần thao tác. Tất nhiên một căn bếp hiện đại luôn có bồn rửa tay bằng nước có thể uống được luôn từ vòi, và những khăn lau tay sạch sẽ được thay thường xuyên.

Đôi tay trần ấy rất quan trọng trong ẩm thực, nên nhiều người thấy không vấn đề gì khi chủ quán dùng tay thái rau, xẻ thịt bò..., bởi họ biết quán sạch sẽ. Cũng đôi tay ấy, khi ngồi quầy bar pha chế rượu, bạn sẽ thấy các bartender tinh tế thế nào. Đôi tay họ luôn sạch đẹp, được rửa thường xuyên, và khi nếm cocktail, họ không thè lưỡi vào muỗng như nhiều người bán hàng ăn vẫn nêm nếm. Bartender sẽ dùng muỗng cho một ít cocktail lên bàn tay phần giữa ngón cái và ngón trỏ để kiểm tra xem hương vị đạt yêu cầu chưa. Nhiều người thao tác rất điệu nghệ, duyên dáng khiến khách thêm phần đắm say đồ uống.

Tay trần còn được giữ sạch như thế, huống gì là găng tay?

Những lần đi quán khác, để ý găng tay của người chế biến, tôi cảm thấy chúng thật đáng thương vì quá nhàu nhĩ. Màu nhựa trắng tinh đã trở thành màu cháo lòng. Những loại găng tay thực phẩm rất rẻ, nhưng không hiểu sao lại tiết kiệm như thế?

Người chế biến tại quầy, nên sử dụng găng tay riêng biệt cho từng công việc, thay găng tay thường xuyên và rửa tay kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng. Chuyện vệ sinh thực phẩm là sống còn với mỗi quán ăn. Vì nhỡ khách ngộ độc, nhẹ thì bồi thường, kiện cáo, mất uy tín. Nặng hơn thì chỉ có nước phá sản.

Đừng làm qua loa bằng những cái găng tay dùng cho những việc khác. Hay chỉ đeo găng tay với mục đích giữ sạch đôi tay cho mình. Cũng đừng dán giấy chứng nhận quán đạt tiêu chuẩn cho khách yên tâm, rồi lười biếng, không chịu thay mới găng tay, hay dùng găng tay chỉ để ngụy trang.

Lương Sơn

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm với tờ báo.

vnexpress.net

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.
7 tư duy thay đổi cuộc đời

7 tư duy thay đổi cuộc đời

Điều quyết định sự khác biệt giữa con người không phải tài năng thiên bẩm hay siêng năng, may mắn mà đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.