Người trẻ Hà Tĩnh nói về thói “a dua” trên mạng xã hội

(Baohatinh.vn) - Tình trạng phát ngôn bừa bãi, “a dua” theo đám đông đang trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Một số bạn trẻ ở Hà Tĩnh đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Anh Nguyễn Văn Long - sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh: Gen Z cần góp phần xây dựng nền tảng mạng xã hội văn minh

2.jpg
Là một người trẻ thuộc thế hệ gen Z, anh Nguyễn Văn Long luôn tự đề ra nguyên tắc dùng mạng xã hội văn minh cho mình.

Với sinh viên - những bạn trẻ thế hệ gen Z, việc sử dụng điện thoại thông minh và các nền tảng MXH để phục vụ việc học và kết nối với cuộc sống xung quanh gần như là một nhu cầu tất yếu. Tiện ích thì rất nhiều nhưng không thể phủ nhận, việc “lướt mạng” mỗi ngày đang chiếm khá nhiều thời gian, tâm trí của sinh viên.

Gen Z ngày càng năng động, cập nhật nhanh nhạy các thông tin, xu hướng mới nên việc bày tỏ phát ngôn, chia sẻ quan điểm cá nhân là điều dễ hiểu, tuy nhiên, không phải ai cũng có cách sử dụng MXH thông minh. Một số bạn trẻ vẫn chạy theo đám đông, bình phẩm, công kích người khác công khai trên MXH bằng những ngôn từ khiếm nhã hoặc chia sẻ các nội dung, thông tin tiêu cực chưa được kiểm chứng.

Nhiều người đã trở thành nạn nhân của “hiệu ứng đám đông” và không ít trong số đó, không chịu đựng được “bạo lực mạng” mà chọn cách giải thoát tiêu cực. Là một gen Z, tôi nghĩ các bạn trẻ cần học cách sử dụng thông minh để xây dựng các nền tảng MXH văn minh, thay vì “nấp” sau một chiếc màn hình và tấn công, đả kích, “a dua” lan truyền những điều tiêu cực.

Chị Lê Thị Việt Nga - Bí thư Đoàn phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh): Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên dùng mạng xã hội có trách nhiệm

6.jpg
Chị Lê Thị Việt Nga cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên trước những nguy cơ, cám dỗ của mạng xã hội.

ĐVTN là đối tượng tiếp cận rất nhanh nhạy với công nghệ thông tin, MXH nhưng không ít trong số đó lại chưa đủ chín chắn, hiểu biết để nhận thức tác động tiêu cực của “fake news”. Với mỗi thông tin nóng, tiêu cực, thông tin chưa được xác thực, các bạn trẻ rất dễ bị lôi kéo sự chú ý, tích cực tương tác và bị cuốn theo đám đông. Các đối tượng xấu, các thế lực thù địch cũng rất dễ lợi dụng ĐVTN để kích động, tiếp tay lan truyền những thông tin xấu độc, chống phá Đảng và Nhà nước, gây mất ANTT…

Đoàn phường Đại Nài hiện quản lý gần 400 đoàn viên, chủ yếu là học sinh của các trường học, người lao động tại một số đơn vị, thanh niên sinh sống tại địa bàn dân cư. Chúng tôi thường xuyên lồng ghép phổ biến các quy định, quy tắc ứng xử văn minh trên MXH vào những buổi sinh hoạt đoàn tại cơ sở cho các ĐVTN.

Đoàn phường cũng tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm; giúp ĐVTN sàng lọc thông tin trên MXH bằng cách tuyên truyền trực tiếp, thông qua fanpage của Đoàn phường; phân nhóm đoàn viên theo độ tuổi để thuận tiện trong tuyên truyền các bạn trẻ dùng MXH có trách nhiệm.

Chị Phạm Thị Thanh Tuyết (SN 1987, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà): Cần xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai sự thật

1.jpg
Cũng như nhiều người, chị Phạm Thị Thanh Tuyết cảm thấy khá phiền phức khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực theo hướng a dua, "hóng hớt vỉa hè" từ cộng đồng mạng.

Là một người dùng nhiều nền tảng MXH để phục vụ cho nhu cầu công việc và cuộc sống như Facebook, Zalo…, tôi cảm thấy thường xuyên bị phân tâm, làm phiền bởi những thông tin tiêu cực được nhiều người chia sẻ. Những chia sẻ, tương tác theo kiểu a dua hay kiểu “nghe nói” dễ dàng bắt gặp hằng ngày trên mạng xã hội.

Chỉ cần trên mạng xuất hiện thông tin của một vụ cướp, tai nạn, đánh ghen… là lập tức dân mạng rần rần kéo nhau lên “hóng biến”. Không ít người nhàn rỗi, mỗi ngày có thể bỏ ra hàng giờ đồng hồ lướt điện thoại tìm các vụ việc “hot” để bình luận, chia sẻ, bày tỏ quan điểm, phát tán thông tin.

Nhờ những thông tin nóng đó, họ được chú ý, tăng lượng tương tác cho tài khoản MXH của mình nhưng cũng chính họ là nguồn cơn tạo nên sự hoang mang trong dư luận xã hội. Tôi nghĩ, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hơn nữa những trường hợp lan truyền thông tin sai sự thật; phát tán thông tin đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác... để tạo sự răn đe, ngăn chặn tình trạng “anh hùng bàn phím” trên MXH.

Anh Nguyễn Hồng Vĩnh (SN 1991, xã Sơn Châu, Hương Sơn): Tránh để “hội chứng đám đông” dẫn dắt những thông tin sai lệch

1.jpg
Các bạn trẻ cần có trách nhiệm hướng dẫn, định hướng thông tin cho người thân khi dùng mạng xã hội là quan điểm của anh Nguyễn Hồng Vĩnh.

Hiện nay, việc sử dụng MXH đã trở nên phổ biến. Và có một thực trạng là nhiều người rất dễ tin vào các loại thông tin không chính thống, bị dẫn dắt bởi những thông tin giật gân.

Dù nghe thông tin không được kiểm chứng nhưng vì thiếu hiểu biết, họ lại lan truyền một cách rất tích cực; không có chính kiến của bản thân mà thường nương theo tâm lý đám đông để bình luận, chia sẻ, hành xử một cách mù quáng. Không chỉ gây hoang mang trong xã hội, gây mất ANTT; nhiều người vì nghe theo dư luận, tin theo đám đông mà bị rơi vào bẫy lừa đảo của các đối tượng xấu, “tiền mất, tật mang” vì tính hiếu kỳ, a dua của mình.

Tôi nghĩ, các bạn trẻ ngoài việc chọn lọc thông tin, trang bị kỹ năng dùng MXH cho bản thân thì cũng nên hướng dẫn, định hướng thông tin cho người thân để họ tránh bị dẫn dắt theo những luồng thông tin sai lệch. Các đoàn thể chính trị xã hội cũng cần tăng cường lồng ghép tuyên truyền kiến thức, kỹ năng tham gia MXH cho từng đối tượng hội viên.

Chủ đề Công nghệ 4.0 tại Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.
7 tư duy thay đổi cuộc đời

7 tư duy thay đổi cuộc đời

Điều quyết định sự khác biệt giữa con người không phải tài năng thiên bẩm hay siêng năng, may mắn mà đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.