Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

(Baohatinh.vn) - Việc nuôi lợn thương phẩm trong trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà (An Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) của Công ty TNHH Khánh Giang là trái quy định pháp luật, dù chính quyền địa phương đã có văn bản đề nghị di dời nhưng chưa được doanh nghiệp thực hiện.

Sáng 9/8, UBND huyện Đức Thọ tổ chức cuộc họp với các sở, ngành liên quan, xã An Dũng và Công ty TNHH Khánh Giang để bàn phương án xử lý việc chăn nuôi lợn tại trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà thuộc Công ty TNHH Khánh Giang, có địa chỉ tại thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng, huyện Đức Thọ; được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 30/6/2015.

Trang trại được quy hoạch trên diện tích hơn 27,8 ha với quy mô chăn nuôi 300 con bò sữa và 200 con bê cái (bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2015), trong đó khu chuồng trại có tổng diện tích hơn 17 ha.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Ông Đậu Tiến Sỹ - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Giang thừa nhận vi phạm khi tự ý chuyển đổi từ chăn nuôi bò sang chăn nuôi lợn, gây ô nhiễm môi trường.

Sau đó, Trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà được UBND tỉnh đồng ý bổ sung đối tượng chăn nuôi lợn đối với khu đất 3ha (đảm bảo các tiêu chí theo quy định) nằm trong diện tích 27,8 ha được cấp, theo Văn bản số 449/UBND-NL ngày 26/1/2018; song, đến nay, doanh nghiệp chưa hoàn thiện thủ tục để thực hiện.

Theo UBND huyện Đức Thọ, sau khi có ý kiến của người dân và báo chí về các vấn đề liên quan đến trang trại này, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường, UBND huyện Đức Thọ đã lập đoàn trực tiếp kiểm tra vào các ngày 19 và 27/7.

Tại thời điểm kiểm tra, trang trại đang nuôi 20 con bò nái, 30 con trâu thịt. Ngoài ra, trang trại có 4 khu chuồng nuôi phục vụ chăn nuôi lợn thương phẩm với tổng diện tích khoảng 1.600m2, đang chăn nuôi 1.646 con lợn (thả nuôi từ ngày 26/6/2021).

Tại các buổi kiểm tra, ông Đậu Tiến Sỹ - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Giang thừa nhận việc tự ý thay đổi quy mô chăn nuôi (từ bò sang lợn) là trái với quy định do chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; đồng thời, thống nhất với đoàn làm việc sẽ di dời toàn bộ đàn lợn trên ra khỏi trang trại trong vòng 10 ngày (kể từ ngày 27/7).

UBND huyện Đức Thọ tiếp tục có Văn bản số 1970/UBND-TN ngày 27/7/2021 về việc giao cho Công ty TNHH Khánh Giang di dời toàn bộ đàn lợn 1.646 con ra khỏi trang trại trong vòng 10 ngày (kể từ ngày 27/7); yêu cầu công ty khắc phục, nâng cấp, cải tạo các công trình bảo vệ môi trường để đảm bảo việc xử lý nước thải từ hoạt động chăn nuôi đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, không để phát sinh mùi hôi thối, không được phép xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường (chỉ được xả tuần hoàn trong khu vực dự án); giao UBND xã An Dũng thường xuyên giám sát, đôn đốc việc thực hiện trên đối với công ty.

Tuy nhiên, đã hết thời hạn 10 ngày nhưng đến nay, việc di dời đàn lợn vẫn chưa được công ty thực hiện.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Khánh Giang chỉ cung cấp được văn bản số 449/UBND-NL ngày 26/1/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc bổ sung đối tượng chăn nuôi tại vùng quy hoạch chăn nuôi Bắc Hà. Tuy nhiên, văn bản này chỉ đồng ý bổ sung đối tượng chăn nuôi lợn đối với khu đất 3ha trong diện tích dự án là 27,8 ha; đồng thời giao Sở NN&PTNT tổng hợp, đưa vào quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 trong lần rà soát điều chỉnh tiếp theo theo quy định.

Ngoài ra, công ty không cung cấp được các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc chấp thuận cho nuôi lợn. Do vậy, việc Công ty TNHH Khánh Giang tự ý thả nuôi 1.646 con lợn thương phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là trái quy định.

Tại buổi làm việc sáng nay, ông Đậu Tiến Sỹ - Giám đốc Công ty TNHH Khánh Giang cho biết: Công ty TNHH Khánh Giang có trang trại chăn nuôi lợn nái cấp bố mẹ tại TX Hồng Lĩnh với quy mô 1.200 con. Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi, dịch COVID-19 nên người dân chưa tái đàn dẫn đến ứ đọng con giống.

Mặt khác, tại Trang trại bò sữa cao sản Bắc Hà cũng bị ảnh hưởng của dịch bệnh, số trâu, bò còn ít nên công ty đã chuyển một số lợn con từ trang trại ở Hồng Lĩnh lên nuôi ở đây để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh và duy trì hoạt động khi chưa báo cáo với chính quyền địa phương.

Cũng theo ông Đậu Tiến Sỹ, hiện tại, đơn vị vẫn chưa có phương án di dời đàn lợn theo yêu cầu của UBND huyện Đức Thọ; chỉ có cách duy nhất là chờ số lợn này đạt trọng lượng từ 90 - 100kg để xuất bán (hiện có 500 con đạt trọng lượng 70 kg; 500 con đạt trọng lượng từ 40 - 50kg; số còn lại đạt 25 - 30kg).

Do vậy, công ty xin thời gian 90 ngày để xuất bán hết số lợn 1.646 con và cam kết sau đó sẽ không thả nuôi lợn tại đây.

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, Công ty TNHH Khánh Giang phải ngồi lại với người dân để tìm giải pháp xử lý hài hòa giữa người dân - doanh nghiệp.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng thôn Ngoại Xuân (xã An Dũng) cho rằng, việc Công ty TNHH Khánh Giang tự ý thả nuôi 1.646 con lợn thịt trong trang trại chăn nuôi bò đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong thôn.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Bà Bùi Thị Bảy - Chủ tịch UBND xã An Dũng: Trước khi đưa lợn về thả nuôi tại trang trại chăn nuôi bò, Công ty TNHH Khánh Giang không báo cáo với chính quyền địa phương.

Đặc biệt, công ty phải tập trung khắc phục và xử lý môi trường một cách triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường...

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Ông Võ Hữu Hào - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng, người dân, chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để tìm hướng giải quyết nhằm vừa đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT: Công ty TNHH Khánh Giang đã phá vỡ quy hoạch chăn nuôi được phê duyệt. Việc doanh nghiệp nuôi lợn với quy mô 1.646 con tại trang trại này là hoàn toàn sai.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn cho rằng, việc Công ty TNHH Khánh Giang tự ý thả nuôi 1.646 con lợn thịt tại trại chăn nuôi bò cao sản Bắc Hà là trái quy định.

Không thỏa thuận được với người dân, doanh nghiệp phải di chuyển 1.646 con lợn ra khỏi trang trại ở Đức Thọ trước 20/8

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Công ty TNHH Khánh Giang phải làm việc với người dân các địa phương bị ảnh hưởng.

Mặc dù chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã kiểm tra, yêu cầu xử lý nhưng công ty vẫn không thực hiện. UBND huyện Đức Thọ nghiêm túc phê bình công ty đã không chấp hành, làm sai nhưng không hề có động thái cầu thị và sửa sai.

Để khắc phục tồn tại, đề nghị công ty đảm bảo các điều kiện về môi trường, từ nay đến ngày 20/8 phải giảm 500 con lợn loại từ 25 - 30 kg, số còn lại đến 30/9/2021 phải xử lý dứt điểm.

Tuy nhiên, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cũng yêu cầu Công ty TNHH Khánh Giang làm việc với người dân các địa phương bị ảnh hưởng gồm: thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (Đức Thọ); các thôn Văn Minh và Trà Liên, xã Thường Nga (Can Lộc).

Các cuộc làm việc với người dân phải hoàn thành trước ngày 16/8. Chỉ khi 3 thôn này đồng tình thì số lợn sẽ được thả nuôi đến ngày 30/9/2021, nếu không thì tất cả 1.646 con lợn sẽ phải đưa đi trước ngày 20/8/2021.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.