Mẹ đảm làm 3 món ăn vặt này, lũ trẻ đứa nào đứa nấy thích mê

Món nào cũng hấp dẫn và ngon miệng, mẹ trổ tài làm ngay cho lũ trẻ nhà mình nhé!

1. Mousse chanh leo

Nguyên liệu:

Phần đế bánh:

- 60gr bánh quy

- 35gr bơ đun chảy

Phần mousse:

- 300g whipping cream

- Nước cốt chanh leo 2 quả

- 9 gr Gelatin

- 45 gr Đường

- 70gr Nước

Phần thạch tráng gương

- 32gr Đường

- Nước cốt chanh leo 1 quả

- 6gr Gelatin

- 100gr Nước

Mẹ đảm làm 3 món ăn vặt này, lũ trẻ đứa nào đứa nấy thích mê

Cách làm:

Phần đế bánh: Bánh quy đập vụn, bơ đun chảy, trộn đều và ấn xuống khuôn (sử dụng khuôn đế rời).

Phần mousse:

- Whipping đánh bông mềm.

- Ngâm 9gr gelatin với 1 chút nước, để 10 phút cho nở hết, mang đi đun cách thủy hoặc quay trong lò vi sóng cho tan.

- Trộn nước cốt 2 quả chanh leo với 45gr đường, 9gr gelatin đã đun chảy và 70gr nước. Trộn đều hỗn hợp trên với nhau rồi đổ hỗn hợp vào khuôn đã có đế bánh. Sau đó để vào tủ lạnh tầm 2 tiếng cho đông lại.

Phần thạch tráng gương:

- 6gr gelatin ngâm với nước trong 10 phút cho nở, cho vào lò vi sóng quay hoặc đun cách thuỷ cho tan chảy.

- Trộn đều nước cốt 1 quả chanh leo cùng 6gr gelatin đã đun chảy, 32gr đường và 100g nước.Sau đó đổ hỗn hợp trên vào khuôn mousse đã đông, bỏ vào tủ lạnh ngăn mát trong 2 tiếng cho đông hoàn toàn.

2. Chè khúc bạch

Nguyên liệu:

- 900ml kem tươi

- 900ml sữa tươi

- 60 gr lá gelatin

- 120gr đường + 200gr đường nấu nước

- 50gr hạnh nhân lát

- 1kg nhãn hoặc vãi tươi

- 40-45 ml Siro dâu, lá dứa xay lay 100ml nước hoặc 40-45gr bột trà xanh

Mẹ đảm làm 3 món ăn vặt này, lũ trẻ đứa nào đứa nấy thích mê

Cách làm:

- Chia gelatin làm ba phần. Lấy 3 cái tô cho vào 3 tô mỗi tô 50ml sữa tươi và cắt gelatin vào ngâm 15-20 phút.

- Đặt 1 cái nồi to có thể chưa vừa cái tô. Cho nước vào đun sôi rồi cho tô đã đựng sữa và gelatin vào đun cách thuỷ để cho tan gelatin, quậy đều để gelatin tan hết. Sau đó cho 250ml sữa tươi và 300ml kem tươi vào quậy đều. Sau đó cho 40 gram đường vào quậy đến khi đường tan. Tắt bếp vào lọc hỗn hợp trên trước khi cho vào khuôn. Để nguội bớt rồi cho khuôn vào tủ lạnh tầm 3 - 4 tiếng.

- Tương tự với phần siro dâu. Cho siro dâu vào lúc quậy đường. Rồi cũng lọc qua rây rồi cho vào khuôn.

- Với phần trà xanh. Pha bột trà xanh vs 30 - 40ml nước nóng. Quậy cho tan vì bột trà xanh khó tan. Sau đó cũng cho vào tô đã cho đường sữa. Cũng lọc qua rây rồi cho khuôn.

Phần nước đường:

- Đặt nồi lên bếp cho 2l nước lọc vào, cho 1 ít lá dứa vào đun sôi. Cho 200gr đường vào nấu cho tan đường.. Để nguội cho vào tủ mát.

3. Tàu hũ trân châu đường đen

Nguyên liệu:

- 200 gr đậu tương/đậu nành

- 1.2 lít nước

- 220 ml sữa tươi

- 80 ml whipping cream

- 15gram gelatin

- 200 gr trân châu đen

- 70gr đường nâu

- 100ml nước

Mẹ đảm làm 3 món ăn vặt này, lũ trẻ đứa nào đứa nấy thích mê

Cách làm:

- Cho đậu vào âu, rửa sạch. Sau đó dùng nước sạch, đổ nước ấm ngập gấp 2, 3 lần đậu, ngâm đậu khoảng 5 tiếng cho đến khi hạt đậu nở gấp 2 lần. Sau khi ngâm xong, đổ đậu ra rổ và rửa lại.

- Xay đậu với 1.2 lít nước. Đặt một miếng vải xô lên trên rây, đổ phần đậu đã xay và vắt lấy nước. Lọc lại đậu qua rây một lần nữa rồi cho nước đậu vào nồi, đun sôi ở lửa vừa mức nhiệt 8. Hớt sạch bọt, khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và đun liu riu 15 phút.

- Sau khi nấu xong, chắt lấy 400ml sữa đậu. Trộn 400 ml sữa đậu với sữa tươi và kem tươi rồi đun cách thuỷ 15gr gelatin rồi trộn lên đun cách thuỷ, rồi đổ sang hỗn hợp sữa đậu.

- Đun hỗn hợp sữa đậu nóng lên (nhưng không được sôi), chỉ hơi lăn tăn bọt thôi. Sau đó tắt bếp, khuấy đều cho gelatin tan đều. Đợi nguội thì đổ vào cốc nhựa, rồi đợi nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh khoảng 5 tiếng là được.

Trân trâu đường đen:

- Dùng 2 lít nước đun sôi rồi đổ trân châu vào, đun lửa to và khuấy đều cho trân châu nổi đều lên bề mặt nước sau đó đun nhỏ lửa, thi thoảng khuấy lên để trân châu không bị cháy. Đun 20 phút rồi tắt bếp, đậy vung và ủ trân châu thêm 10 phút. Sau đó đổ trân châu qua lây để lọc bỏ phần nước.

- Phần đường đen đổ 70gr đường nâu vào 100ml nước, đun sôi cho kết lại thì tắt bếp, nhớ khuấy đều. Cuối cùng đổ trân châu ra bát, cho đường đen vào và trộn đều, để trân châu nguội hẳn ở nhiệt độ phòng.

Chúc các bạn chế biến thành công!

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?