Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

(Baohatinh.vn) - Tiếp thu nhiều ý kiến cử tri phản ánh chế độ phụ cấp cán bộ thôn, tổ dân phố (TDP) còn thấp so với khối lượng công việc ở cơ sở, tại phiên làm việc của Kỳ họp thứ 12 vào chiều 13/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND tỉnh báo cáo rõ nội dung này.

Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh

Trong phiên làm việc chiều 13/12, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang đã báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh, trong đó làm rõ mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, TDP; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, TDP.

Mức phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách thôn, TDP Hà Tĩnh cao hơn quy định của Trung ương

Nghị quyết số 156 quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, TDP; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, TDP

Để thực hiện Nghị quyết 156, Hà Tĩnh đã vận dụng các nguồn lực để hỗ trợ phụ cấp cho các đối tượng với mức cao hơn quy định của cả nước.

Đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, theo Nghị định 34/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về quy định số lượng và mức khoán phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, mức bình quân phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã chỉ là 1,14/người.

Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, nhiều ý kiến phản ánh chế độ cho cán bộ thôn, TDP còn thấp. (Trong ảnh: Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên)

Trong khi đó, Nghị quyết 156 của Hà Tĩnh quy định mỗi xã, phường, thị trấn không bố trí quá 8 người không chuyên trách, trong trường hợp cụ thể bố trí kiêm nhiệm tối đa không quá 9 người. Đối với xã loại I, Hà Tĩnh khoán quỹ phụ cấp bằng 16 lần mức lương cơ sở, xã loại II khoán bằng 13,7 lần mức lương cơ sở và xã loại III là 11,4 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, theo Nghị quyết 156, đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã ở Hà Tĩnh được hưởng mức phụ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở (nếu bố trí 8 người) và 1,78 lần (nếu bố trí 9 người) cao hơn quy định của Trung ương lần lượt là 0,86 lần và 0,64 lần.

Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

Mô hình Bí thư Chi bộ kiêm thôn trưởng đang được nhân rộng ở huyện Kỳ Anh

Đối với cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bình quân mức phụ cấp theo Nghị định 34 của Chính phủ là 1 lần mức lương cơ sở cho 1 người/thôn, mỗi thôn có 3 chức danh. Tuy nhiên, sau khi Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết 156, số lượng cán bộ không chuyên trách thôn, TDP chỉ được bố trí không quá 2 người/thôn và tiến hành khoán quỹ phụ cấp.

Theo mức khoán thì bình quân mức phụ cấp đối với người không chuyên trách cấp thôn, TDP loại I là 1,8 lần mức lương cơ sở; thôn, TDP loại II là 1,65 lần và loại III là 1,5 lần. Các mức phụ cấp này cao hơn nhiều so với quy định của Trung ương.

Tỉnh bố trí ngân sách 45 tỷ đồng bồi dưỡng người thực hiện nhiệm vụ khác ở thôn, TDP

Đối với người thực hiện nhiệm vụ khác ở thôn, tổ dân phố, theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 34, người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài chức danh (bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận) không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng trực tiếp khi tham gia vào công việc của thôn, TDP từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).

Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

Theo Nghị định 34, người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng trực tiếp khi tham gia vào công việc của thôn, TDP từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác. (Trong ảnh: Hội LHPN Lộc Hà ươm cây giống làm hàng rào xanh).

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu nguồn quỹ đoàn phí, hội phí gặp nhiều khó khăn nên tỉnh đã cân đối ngân sách, chi thêm mỗi năm 45 tỷ đồng hỗ trợ các thôn, tổ dân phố chi trả bồi dưỡng theo nhiệm vụ khi cần cho người thực hiện các nhiệm vụ khác ở thôn, tổ dân phố.

Theo đó, đối với thôn, tổ dân phố loại I được hỗ trợ 25 triệu đồng/năm; thôn, TDP loại II được hỗ trợ 22 triệu đồng/năm; thôn, TDP loại III được hỗ trợ 20 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm).

Mức phụ cấp người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố của Hà Tĩnh cao hơn cả nước

Hà Tĩnh chi ngân sách mỗi năm 45 tỷ đồng hỗ trợ các thôn, tổ dân phố chi trả bồi dưỡng theo nhiệm vụ khi cần cho người thực hiện các nhiệm vụ khác ở thôn, tổ dân phố. (Trong ảnh: Hội nông dân tỉnh cung ứng phân bón theo hình thức chậm trả cho hội viên, nông dân).

Ngoài ra, từ kiến nghị của các cử tri, UBND tỉnh cũng đề nghị trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách của địa phương, UBND cấp huyện, cấp xã có thể bố trí thêm kinh phí để chi trả phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.

Đến nay, toàn tỉnh có 133 xã đã triển khai thực hiện Nghị quyết 156. Hiện còn 129 xã đang thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, chưa sắp xếp xong cán bộ, công chức dôi dư nên chưa thực hiện được về số lượng và mức phụ cấp, bồi dưỡng cán bộ và người hoạt động không chuyên trách theo quy định mới.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Chủ đề Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.