Trang Mil Today dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga ngày 7/9 cho biết: "Quan chức hải quân và các nhà máy đóng tàu đang đánh giá khả năng lắp động cơ diesel do Trung Quốc chế tạo cho tàu tên lửa Đề án 22800 Karakurt.
Tàu tên lửa thuộc Đề án 22800 Karakurt của Nga
Đề xuất được nhà thầu Marine Propulsion Systems (MPS) đưa ra, bất chấp việc mẫu động cơ này từng 4 lần hỏng hoàn toàn khi được trang bị trên tàu hải quân và cảnh sát biđộng cơ diesel CHD622V20CRển Nga".
Kế hoạch của MPS gồm mua ba , mỗi chiếc có công suất 4.800 mã lực, cùng hệ thống hộp số WVS2240 do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, công ty này cũng đề xuất trang bị ba máy phát điện chạy bằng động cơ diesel DGA-320-V-А1-MPS cho tàu chiến lớp Karakurt.
Hiện cả đại diện MPS và nhà sản xuất động cơ Trung Quốc đều từ chối bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, quan chức hải quân Nga cho biết các tàu tên lửa Karakurt hiện nay sử dụng động cơ Zvezda M507A, biến thể nâng cấp sâu của mẫu M507 ra đời dưới thời Liên Xô.
Chính vì vậy, nếu kế hoạch trang bị động cơ Trung Quốc được thực hiện đòi hỏi phải thay đổi đáng kể thiết kế, cũng như chỉnh sửa đáng kể khung thân các tàu đã hoàn thiện.
Không chỉ có kế hoạch dùng động cơ Trung Quốc cho tàu tên lửa Karakurt, trước đó Nga đã ký hợp đồng mua động cơ TBD620V12 cũng do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho 2 tàu chiến thuộc Project 21980 Grachonok.
Thông tin này được trang mạng Military Parade dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty Motor & Turbine có trụ sở ở Đức từ chối cung cấp động cơ theo hợp đồng đã được ký từ trước.
"Trung Quốc đã ký một hợp đồng với Nga vào cuối tháng 3/2015 cung cấp động cơ cho hai tàu chiến Project 21980 Grachonok mang số hiệu 01221 và 01222. Cả hai tàu đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Vympel. Các tàu sẽ trang bị động cơ TBD620V12 được sản xuất tại Trung Quốc", nguồn tin này cho biết thêm.
Ngoài việc cung cấp động cơ tàu chiến cho Nga, Trung Quốc còn cung cấp 2 bộ phận giảm tốc và hai bộ khớp nối cho các tàu chiến Nga.
Cùng với việc phải nhập khẩu loạt động cơ do Trung Quốc sản xuất, ông Ilyas Mukhutdinov, Phó giám đốc kỹ thuật Tập đoàn đóng tàu Almaz (Nga) thừa nhận, sau khi dừng hợp tác với Ukraine và Đức không xuất khẩu động cơ cho Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga vẫn chưa thể làm chủ công nghệ sản xuất động cơ dùng cho tàu thủy.
Không chỉ phải nhập khẩu động cơ, truyền thông Trung Quốc còn thẳng thắn chê Nga không sản xuất được động cơ tàu chiến. Theo mạng quân sự Sina, Nga vừa hạ thủy chiến hạm Đề án 20385 hồi giữa năm 2017 - con tàu được khởi đóng từ tháng 2/2012.
Như vậy phải cần tới trên 5 năm Nga mới có thể hạ thủy con tàu vẻn vẹn 2.500 tấn. Trong khi đó, tiến độ của ngành đóng tàu Trung Quốc nhanh hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, Sina còn còn cho biết, Nga không làm chủ được công nghệ chế tạo động cơ diesel dùng cho tàu chiến. Và lựa chọn không thể tốt hơn đối với công nghiệp đóng tàu Nga lúc này chính là nhập khẩu động cơ đến từ Trung Quốc.