UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cải tạo chất lượng giống và phát triển tổng đàn dê, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi tại địa phương.
Các quy định về chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được thông tin tại hội nghị.
Để phục vụ cho công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 kéo dài từ nay đến 30/4, hơn 300 người ở các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong vòng 1 năm, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng thêm 30%, trong khi đó giá thành phẩm lại đang giảm sâu. Tình trạng giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi lẫn nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đều thua lỗ.
Giá lợn hơi giảm sâu cùng với những khó khăn chung của thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh thua lỗ hoặc không mặn mà tăng đàn, tái đàn.
Giá lợn hơi hiện đã chạm mốc 33.000 đồng/kg, thấp nhất trong hơn 2 năm qua, trong khi giá thức ăn chăn nuôi, giá con giống “neo” ở mức cao khiến người chăn nuôi ở Hà Tĩnh thua lỗ.
Người chăn nuôi Hà Tĩnh đang phải đối mặt với không ít khó khăn và ngành ngân hàng tiếp tục đồng hành bằng cách cấp vốn giúp họ duy trì ổn định chuỗi sản xuất.
Dịch viêm da nổi cục tại Khammouane - tỉnh miền Trung của Lào tiếp giáp với Hà Tĩnh, tiếp tục lan rộng khi số lượng gia súc mắc bệnh và chết tiếp tục tăng.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh viêm da nổi cục, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động làm việc với Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), Công ty CP Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập thêm 50.000 liều vắc-xin Lumpyvac do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Theo đánh giá, đợt dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) mới này rất nguy hiểm, vi rút có độc lực cao, lây lan rộng làm lợn chết nhanh nên ngành chuyên môn, chính quyền và người chăn nuôi Hà Tĩnh đang ráo riết các biện pháp phòng, chống dịch.
Nhiều người dân Hà Tĩnh có tâm lý ngại dùng thịt gia súc do lảnh hưởng dịch bệnh nên chuyển qua sử dụng các loại thịt gia cầm. Theo đó, giá nhiều loại gia cầm chăn nuôi theo hình thức thả vườn đang tăng cao.
Lợi dụng dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò diễn biến phức tạp, một số cá nhân ở Hà Tĩnh đã tham gia chữa trị cho gia súc dù không có chứng chỉ hành nghề. Cơ quan chức năng đã vào cuộc để xử lý các cá nhân vi phạm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, các địa phương tại Hà Tĩnh cần tiếp tục huy động tổng lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống, khoanh vùng dịch nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đang diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức cao trong việc phòng, chống dịch, gây khó khăn trong kiểm soát.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục diễn biến phức tạp ở Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 98 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố xuất hiện ổ dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục, Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp đồng bộ phòng chống, trọng tâm là chủ động tiêm phòng vắc-xin để sớm khống chế, khoanh vùng dịch bệnh.
Dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò tại Hà Tĩnh đã xuất hiện ở 8 huyện, thành phố, thị xã. Công tác khoanh vùng, khống chế dịch bệnh tiếp tục được các địa phương, ngành chuyên môn triển khai quyết liệt nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục lây lan rộng ở Hà Tĩnh. Hiện nay, 23 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị, thành phố có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Nhu cầu sử dụng thịt lợn cuối năm tăng mạnh tiếp tục đẩy giá lợn tại Hà Tĩnh tăng cao, nhiều người chăn nuôi đang tích cực xuất bán số lượng lớn cho thị trường dịp cận tết mang lại thu nhập cao.
2.000 liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bắt đầu được tiêm thử nghiệm từ hôm nay (20/1) tại 3 xã: Đỉnh Bàn, Thạch Khê, Thạch Hải của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Trước tình hình rét đậm, rét hại, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ gia súc, trong đó có cả việc đốt lửa sưởi ấm tại chuồng.
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò để chế biến thực phẩm vào dịp gần Tết Nguyên đán đang trên đà tăng mạnh, đẩy giá bò thịt lên cao. Người chăn nuôi tại Hà Tĩnh phấn khởi nhờ có thu nhập lớn vào dịp tết năm nay.
Trước nền nhiệt độ liên tục giảm sâu, người chăn nuôi Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn vật nuôi.
Trước tình hình xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại các địa phương, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh về các biện pháp phòng, chống.