Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

(Baohatinh.vn) - Trước tình hình rét đậm, rét hại, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ gia súc, trong đó có cả việc đốt lửa sưởi ấm tại chuồng.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Một số bà con thuộc các khu vực núi cao ở Hà Tĩnh có nền nhiệt xuống thấp đã tiến hành đốt lửa sưởi ấm cho đàn bò của gia đình.

Các xã khu vực vùng thượng của huyện Hương Sơn như: Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Tây… là những nơi chịu tác động mạnh của rét đậm, rét hại lần này. Để tránh ảnh hưởng đến đàn vật nuôi, người dân đã đưa trâu, bò về chuồng, hạn chế chăn thả ngoài trời, bố trí nguồn thức ăn dự trữ…

Ông Lê Hoàng Thảo (thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây) cho biết: “Gia đình hiện đang nuôi 7 con bò, bình thường thì tôi thường cùng bà con chăn dắt trên các triền núi nhưng từ 3 ngày trở lại đây do thời tiết quá lạnh buộc phải nhốt trong chuồng. Tôi cũng nấu thêm cám ngô, pha nước muối ư loãng cho chúng uống và đốt thêm củi khi ban đêm nhiệt độ xuống quá thấp”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Người dân Hương Sơn những năm gần đây đã chủ động đưa trâu, bò về chuồng khi nhiệt độ xuống quá thấp

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Phan Xuân Đức thông tin: “Huyện là địa phương đang có tổng đang gia súc lớn trong toàn tỉnh với đàn trâu, bò hơn 46.000 con, đàn hươu 37.000 con, đàn dê hơn 15.000 con, đàn lợn trên 65.000 con lại nằm ở khu vực miền núi cao, nhiệt độ xuống thấp cả ngày lẫn đêm.

Trước tình hình này, huyện có công điện yêu cầu cơ sở chủ động hướng dẫn hộ chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thức ăn không để gia súc bị đói, rét. Hiện nay, bà con đều trồng cỏ voi trong vườn nên đã có sẵn nguồn thức ăn xanh, kết hợp với rơm rạ và các chế phẩm lên men, cám ngô... Hệ thống chuồng trại cũng được bà con che chắn kín gió hơn”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Rơm khô là một trong những thức ăn dự trữ cơ bản, đáp ứng được khẩu phần ăn của đàn trâu, bò.

Những ngày này, anh Phan Ngọc Hải (thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc, Kỳ Anh) cũng tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho 13 con trâu, bò để chuẩn bị xuất bán dịp cận tết.

Anh Hải cho biết: “Đối với trâu, bò thì mình nuôi nhốt, có thức ăn khô là rơm rạ, cây lạc, đồng thời bổ sung thêm cỏ xanh trồng trong vườn nên cũng yên tâm phần nào. Lâu nay, nông dân ở đây đã hạn chế thả rông trong những ngày nhiệt độ xuống thấp như thế này, đưa về nuôi nhốt trong chuồng kín gió. Giờ con bò có giá lắm nên mình phải chú ý bảo vệ”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Anh Nguyễn Huy Tý (Thượng Lộc, Can Lộc) tận dụng củi khô đốt lửa trong góc cho đàn bò của gia đình.

Tại vùng núi thuộc xã Thượng Lộc (Can Lộc), khi nhiệt độ tại địa phương duy trì ở mức 9 - 11 độ C, bà con đang xoay xở đủ cách để giữ ấm cho đàn trâu bò.

Anh Nguyễn Huy Tý (thôn Đồng Thanh) cho biết: “Vùng này khí hậu ẩm thấp nên càng cảm thấy giá buốt hơn. Trước đây, bò thả trên rừng núi, nên chúng thường bị lạnh, bị đói nhưng giờ ai cũng có ý thức hơn. Do chủ động xây chuồng kiên cố, cỏ voi và rơm khô tích trữ, đốt lửa để sưởi ấm chuồng nên bò vẫn đảm bảo sức khoẻ tốt”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Người dân vùng núi như Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê... chủ động trồng cỏ voi để có thêm thức ăn cho gia súc.

Ông Đặng Tịnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Lộc cho biết: “Xã là một trong những địa phương có tổng đàn trâu, bò lớn (hơn 2.100 con) của huyện, đợt không khí lạnh mạnh ảnh hưởng lớn đến khu vực nên cán bộ chuyên môn đã có hướng dẫn với bà con cách chăm sóc. Đặc biệt, khuyến cáo không thả rông trâu, bò vào những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Bò là vật nuôi có giá trị cao trong thời điểm hiện nay nên càng cần phải chú ý chăm sóc để bán được giá

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, hiện nay, Hà Tĩnh có tổng đàn trâu trên 66.800 con, đàn bò trên 170.240 con. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi như trâu, bò, hươu, dê nhất là ở các vùng miền núi cao: Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang…, ngành chuyên môn đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành các chỉ thị, công điện về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống đói rét cho, dịch bệnh cho vật nuôi.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Bà con thôn Hoa Sơn (xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh) đưa trâu bò về nhốt tại chuồng có che chắn để đảm bảo sức khoẻ.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh Nguyễn Khắc Khánh cho biết: “Dự báo, trong tháng 1/2021, Hà Tĩnh sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài với nền nhiệt rất thấp. Nhân dân cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đã được hướng dẫn; theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến thời tiết. Nếu thời tiết rét đậm, rét hại, kèm theo mưa và nhiệt độ dưới 12 độ C thì tuyệt đối không thả rông gia súc; bổ sung thức ăn tinh, sưởi ấm cho gia súc, nhất là bê, nghé và trâu, bò già yếu; kiên quyết không nhập gia súc non về nuôi trong thời gian này”.

Nông dân Hà Tĩnh đốt lửa sưởi ấm cho bò

Người chăn nuôi phải thường xuyên bổ sung thức ăn tinh, sưởi ấm cho gia súc, nhất là bê, nghé và trâu, bò già yếu.

“Hiện nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đang tiếp tục lan rộng tại các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Khê. Trong thời tiết rét đậm, rét hại, trâu bò càng dễ bị nhiễm bệnh, có thể chết vì suy kiệt, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Bà con cần phải hết sức lưu ý che chắn chuồng trại, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, theo dõi thường xuyên thay đổi của vật nuôi để báo với cơ quan chuyên môn, chính quyền nếu có dấu hiệu bất thường” - ông Khánh khuyến cáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.