Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

(Baohatinh.vn) - Hàng năm cứ đến mùa mưa lũ, người dân thôn 4, xã Sơn Giang (Hương Sơn – Hà Tĩnh) lại canh cánh nỗi lo “chạy lụt” do địa hình thấp trũng. Một ngôi nhà cộng đồng để tránh trú an toàn trong mùa lũ đang là niềm mong mỏi của người dân nơi đây.

Video: Ông Cao Văn Nghiêm - Trưởng thôn 4, xã Sơn Giang nói về thực trạng ngập lụt

Thôn 4, xã Sơn Giang nằm dọc ven bờ sông Ngàn Phố, địa hình thấp trũng lại bị “kẹp” bởi đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 8C nên vào mùa mưa lũ nơi đây trở thành một “túi nước” khổng lồ, nhấn chìm nhiều nhà dân.

Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

Ông Cao Văn Nghiêm - Trưởng thôn 4 chỉ lên chỉ mức ngập sâu hơn 2,5 m

Ông Cao Văn Nghiêm - trưởng thôn 4 cho biết, trận mưa lũ tháng 10 vừa qua, mặc dù địa bàn Hương Sơn mưa không lớn nhưng tại thôn 4 có 85% nhà dân bị ngập nước từ 20 - 50cm, thậm chí có hộ bị ngập sâu trên 2,5m.

Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

Do địa hình thấp trũng, nằm ven bờ sông Ngàn Phố, lại bị “kẹp” bởi đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 8C nên vào mùa mưa lũ thôn 4 - xã Sơn Giang trở thành “túi nước” khổng lồ.

“Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão tháng 7, 8, 9 là chúng tôi phải lo phương án di dời dân “chạy lụt”. Tuy nhiên, số nhà cao tầng, nhà vượt lũ trong thôn hiện nay mới có vài ba nhà nên mỗi khi mưa bão, chính quyền tuyên truyền, bố trí di dân tránh trú bão gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong thôn có số người già và trẻ em chiếm hơn 1 nửa dân số, nên việc bố trí nơi tạm trú trong những ngày mưa bão gặp rất nhiều khó khăn” – ông Cao Văn Nghiêm cho biết.

Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

Mùa mưa lũ, nước sông Ngàn Phố dâng cao, tràn vào làng tạo nên dòng chảy xiết.

Cũng theo ông Nghiêm, do nằm cạnh bờ sông Ngàn Phố nên nước dâng lên rất nhanh và chảy xiết. Chì cần mực nước quá đầu gối là đã khó di chuyển. Vì vậy, công tác di dời dân phải thực hiện rất khẩn trương, từ khi nước mới mấp mé đầu làng.

“Nhà tôi có 2 vợ chồng và 4 con nhỏ, điều kiện kinh tế rất khó khăn nên chưa thể làm nổi cái chạn để vượt lũ. Mỗi khi đài báo tin mưa lũ là mấy mẹ con phải dắt nhau sang bên thị trấn Phố Châu để tạm trú nhà người quen. Mình tôi ở lại bám trụ bảo vệ đồ đạc, vật nuôi” - anh Cao Văn Điệp, người dân thôn 4 cho hay.

Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

Số nhà cao tầng, nhà vượt lũ trong thôn hiện đếm trên đầu ngón tay nên mỗi khi mưa bão, chính quyền tuyên truyền, bố trí di dân tránh trú bão gặp rất nhiều khó khăn.

Thôn 4, xã Sơn Giang có 244 hộ dân, hơn 1.000 nhân khẩu với nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và nghề vạn chài, đánh bắt cá trên sông. Đây là thôn có 95% đồng bào công giáo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Dù điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn nhưng người dân thôn 4 luôn đi đầu, gương mẫu, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Nhân dân thôn 4 đã đóng góp ngày công, tiền của để xây dựng nhà văn hóa với diện tích 120m2. Tuy nhiên, dân cư đông, nhà văn hóa “quá tải”, chưa đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hội họp thôn xóm.

Nhà cộng đồng tránh lũ - niềm mong ước của người dân ven sông Ngàn Phố

Thôn 4, xã Sơn Giang có 244 hộ dân, hơn 1.000 nhân khẩu với nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và nghề vạn chài, đánh bắt cá trên sông. Đây là thôn có 95% đồng bào công giáo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn..

“Thay mặt cho bà con thôn 4, chúng tôi tha thiết đề nghị cấp trên quan tâm, hỗ trợ địa phương nâng cấp, mở rộng nhà văn hóa, đặc biệt là đảm bảo độ cao 2 tầng để vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng vừa là nơi tránh trú bão, lụt an toàn cho bà con”, ông Cao Văn Nghiêm - Trưởng thôn 4 bày tỏ.

Trước những khó khăn, thiệt hại và vai trò quan trọng của nhà tránh lũ, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành nghị quyết Số 01-NQ/TU ngày 19/11/2020 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nghị quyết đề ra mục tiêu chung: huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tại chỗ, khắc phục kịp thời, hiệu quả những thiệt hại do thiên tai gây ra; nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện; đảm bảo an sinh xã hội; khôi phục, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.