Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

(Baohatinh.vn) - Nếu hơn một tháng trước, người nuôi lợn Hà Tĩnh đã có xu hướng tái sản xuất và từng bước tăng đàn sau dịch lở mồm long móng thì hiện nay, họ kiên quyết không tăng đàn, dồn sức phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại Đức Thọ

Cao điểm phòng chống dịch

Từ khi dịch tả lợn châu Phi tràn vào Việt Nam và lan rộng ở nhiều tỉnh thành, gia đình anh Nguyễn Văn Châu – thành viên HTX Ngọc Châu (xã Thạch Văn – Thạch Hà) không khỏi lo lắng. Tuy đàn lợn không dính dịch lở mồm long móng gần đây, song, trước sự tấn công khủng khiếp của DTLCP, gia đình càng cẩn trọng trong chăm sóc.

Vợ anh Châu cho biết: “Nhà tôi đang nuôi 4 nái và 40 con lợn thịt. Nguồn giống tại chỗ đã được tiêm phòng đầy đủ. Hiện, ngoài xử lý môi trường, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chúng tôi cách ly chuồng nuôi, chỉ hai vợ chồng thay nhau chăm sóc đàn lợn và trước khi tiếp xúc cũng phải vệ sinh sạch sẽ”.

Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

Vệ sinh môi trường, xử lý chuồng trại là một trong những biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Khi các gia trại đặt công tác phòng chống dịch lên hàng đầu thì các trang trại quy mô hàng trăm, hàng nghìn con, quy trình cách ly, vệ sinh càng nghiêm ngặt.

Ông Phạm Văn Cảnh – Giám đốc HTX Hợp Lực (TT. Cẩm Xuyên), cho hay: “Giai đoạn này, HTX tạm ngừng bán con giống, phương tiện vận chuyển thức ăn được khử trùng, quy trình nuôi cách ly triệt để nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp và ngành chuyên môn Hà Tĩnh đang tập trung quyết liệt cho công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò phát hiện, tố giác của người dân trong giết mổ, mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.

Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra, giám sát buôn bán, vận chuyển gia súc ra vào địa bàn để ngừa dịch tả lợn châu Phi

Ông Nguyễn Văn Sáu – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà, cho biết: Thạch Hà có tổng đàn lợn khá lớn, chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, lưu lượng vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn qua địa bàn nhiều nên nguy cơ xâm nhiễm dịch rất cao. Với tinh thần chủ động ngăn chặn, giám sát dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn; phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả khi có bệnh, huyện đã tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán cấp xã và thôn. Theo đó, đã quán triệt tình hình dịch bệnh, dấu hiệu nhận biết và các giải pháp phòng chống dịch.

"Huyện đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn châu Phi và Công điện về thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng chống. Trong đó có các biện pháp cụ thể được xây dựng dựa trên 2 “kịch bản”: Phòng ngừa khi dịch chưa xâm nhiễm vào địa bàn và xử lý dịch khi phát hiện trên địa bàn" - ông Sáu nhấn mạnh.

Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

Dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều tỉnh, thành trong nước (Ảnh: Báo Lao Động)

Kiên quyết không tăng đàn

Ông Nguyễn Văn Bằng – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: “Sau dịch lở mồm long móng, người nuôi đã ổn định sản xuất, tái đàn trở lại và từng bước tăng đàn. Tuy nhiên, hiện nay, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch tả lợn châu Phi, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân kiên quyết không tăng đàn, duy trì và ổn định đàn nuôi. Hiện tổng đàn lợn toàn xã là 4.500 con".

Theo phản ánh, trước ảnh hưởng của "bão dịch", giá lợn hiện nay đã giảm từ 1 - 2 giá. Đây cũng là một nguyên nhân tác động tới tình hình chăn nuôi trên địa bàn, khiến người nuôi cảnh giác, không tăng đàn.

Ráo riết phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, nông dân Hà Tĩnh ngừng tăng đàn

Chính quyền địa phương đang chỉ đạo nhân dân không tăng đàn lợn để giảm thiểu rủi ro.

Không riêng Thạch Hà mà các địa phương khác cũng chỉ đạo nhân dân không tăng đàn lợn để giảm thiểu rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Lương – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Quang, cho biết: “Đối với Vũ Quang, số lợn từ các trang trại quy mô lớn chiếm 2/3 tổng đàn. Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi và sự bấp bênh của giá cả, thời điểm này các chủ trang trại, hộ chăn nuôi không có xu hướng tăng đàn để ổn định tình hình, giảm thiểu đến mức thấp thiệt hại nếu dịch xảy ra. Từ đó, góp phần phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững, đảm bảo môi trường và sức khoẻ nhân dân”.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.