Xã mới đã vận hành, cần gỡ biển chỉ dẫn xã cũ

(Baohatinh.vn) - Năm 2019, Hà Tĩnh sáp nhập 80 đơn vị hành chính hình thành 34 xã, thị trấn mới. Tuy nhiên, đến nay, nhiều tên đơn vị hành chính xã cũ vẫn còn thể hiện trên bảng, biển chỉ dẫn.

Biển chỉ dẫn điểm giao dịch xã không chỉ có chức năng “chỉ dẫn” người dân biết về địa điểm giao dịch hành chính mà còn có chức năng tuyên truyền.

Xã mới đã vận hành, cần gỡ biển chỉ dẫn xã cũ

Chậm thay đổi biển chỉ dẫn điểm giao dịch sẽ ảnh hưởng tới việc tuyên truyền về đơn vị hành chính mới (Trong ảnh: Trụ sở của xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ) nhưng biển chỉ dẫn điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH vẫn mang tên xã cũ - Trung Lễ)

Nhìn vào biển chỉ dẫn điểm giao dịch, người đi đường, nhất là những người ngoài địa phương dễ dàng nhận biết địa điểm mà họ đang có mặt.

Thế nhưng, nhiều biển chỉ dẫn thuộc xã cũ trước đây nay vẫn chưa được tháo dỡ, thay mới. Điều này đồng nghĩa, sẽ có trường hợp người dân nơi khác không hề biết đây là địa phận xã mới, thậm chí không biết tên xã mới mà cứ tưởng vẫn là xã cũ khi chưa sáp nhập. Thực trạng này phổ biến ở nhiều xã.

Xã mới đã vận hành, cần gỡ biển chỉ dẫn xã cũ

Biển chỉ dẫn “Điểm giao dịch xã Phù Việt” đã hết hiệu lực

Tại xã Việt Tiến (Thạch Hà), ngay gần UBND xã, biển chỉ dẫn của Ngân hàng CSXH vẫn nguyên vẹn tên như trước: Điểm giao dịch xã Phù Việt. Cùng với đó, biển còn có các thông tin: số điện thoại, khoảng cách địa lý...

Trong khi đó, theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kể từ ngày 1/1/2020, xã Phù Việt đã không còn trên bản đồ hành chính, thay vào đó là xã Việt Tiến (hình thành từ việc sáp nhập xã Phù Việt, Thạch Tiến, Việt Xuyên). Vì thế, các thông số trên biển chỉ dẫn của ngân hàng (tên xã, số điện thoại...) đã hết hiệu lực; biển không có giá trị thực tiễn.

Cùng với biển chỉ dẫn điểm giao dịch, ngay trước cổng trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ xã cũ trước đây, nhiều đơn vị vẫn còn để nguyên biển tên cơ quan cũ.

Xã mới đã vận hành, cần gỡ biển chỉ dẫn xã cũ

Dù xã Tiến Lộc đã sáp nhập nhưng biển tên cơ quan Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Tiến Lộc vẫn chưa có sự điều chỉnh hoặc tháo dỡ

Xã Tiến Lộc (Can Lộc) dù đã sáp nhập với thị trấn Nghèn để hình thành thị trấn Nghèn với quy mô rộng hơn. Tên xã Tiến Lộc chính thức hết hiệu lực trên phương diện hành chính kể từ ngày 1/1/2020. Thế nhưng, tại trụ sở cũ này, biển tên cơ quan Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã cũ vẫn còn như mới, chưa hề được tháo dỡ hoặc điều chỉnh.

Theo thông tin từ người dân, kể từ khi cán bộ, công chức chuyển về làm việc tại thị trấn Nghèn, trụ sở xã cũ trở thành nơi bỏ không. Người dân đang muốn trưng dụng để làm sân chơi thể thao và hoạt động văn hóa.

Biển báo nói chung vừa báo hiệu vừa có ý nghĩa tuyên truyền. Việc tên xã cũ không còn hiệu lực hành chính mà biển tên xã vẫn để nguyên sẽ ảnh hưởng đến tuyên truyền về đơn vị hành chính mới.

Trước thực trạng đó, thiết nghĩ, các địa phương cần quan tâm tháo dỡ hoặc điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây hiểu nhầm; qua đó góp phần giúp người dân hiểu hơn về đơn vị hành chính mới.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.