Sông "ngoạm" đồi chè, nhiều hộ dân mất dần tư liệu sản xuất

(Baohatinh.vn) - Hơn 93ha đất trồng chè công nghiệp ven sông Ngàn Phố của người dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) những năm gần đây dần bị thu hẹp do sạt lở đất bờ sông.

Vùng đất chạy dọc sông Ngàn Phố dài khoảng 6km từ thượng nguồn về xuôi gắn với các tên gọi: Đượng Giang, Đượng Cỏ Voi, Đượng Sơn Diệm, Đượng Bài Nhài, Đượng Cựa, Đượng Dâu, thuộc địa bàn thôn Tiền Phong, xã Sơn Kim 2, có diện tích 93 ha. Đây là nơi sản xuất chè công nghiệp của 97 hộ dân.

IMG_7703.JPG
Những cây chè tại khu vực Đượng Dâu dần bị cuối trôi theo dòng nước do sạt lở đất ven sông.

Tuy nhiên, do những năm gần đây năm, nhiều khu vực bị sạt lở khiến khoảng gần 8ha đất trồng chè lâu năm đang bị dòng nước cuốn trôi dần.

Theo người dân địa phương, cả 6 vùng trồng chè ở các địa danh kể trên những năm gần đây đều bị lòng sông ngoạm sâu vào bờ khiến nhiều hộ mất trắng diện tích chè đã trồng nhiều năm. Trong đó, nhiều nhất là các vùng: Đượng Cựa (khoảng gần 3 ha), Đượng Dâu (hơn 3 ha) và Đượng Bài Nhài (gần 2ha).

IMG_7645.JPG
Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng thôn Tiền Phong cho biết, có gần 3ha chè công nghiệp tại khu vực Đượng Cựa bị "nuốt chửng".

Được biết, toàn bộ khu vực này sản lượng chè thường đạt trên 20 tấn/ha, thu về từ 140 – 160 triệu đồng/ha/năm. Chè búp sau thu hoạch đều được Xí nghiệp Chè Tây Sơn (Sơn Kim 2) thu mua hết nên bà con rất yên tâm.

Tình trạng sạt lở đất ven sông khiến các hộ: Phạm Thị Hằng, Nguyễn Thị An, Phạm Thị Văn... bị thiệt hại nặng nề. “Gia đình tôi có 4 người, 2 con còn nhỏ. Chồng tôi là người khuyết tật, thu nhập chính chỉ trông chờ vào các vườn chè. Những năm trước, nguồn thu ổn định của gia đình từ 50 – 60 triệu đồng/năm từ 0,3ha chè công nghiệp được trồng từ năm 2014 đến nay. Bây giờ, toàn bộ chè đã bị mất trắng, tôi không còn gì để sản xuất, thi thoảng lại đi hái chè thuê cho các hộ khác” - bà Nguyễn Thị An (SN 1968) chia sẻ.

IMG_7767.JPG
Sạt lở đất tiếp tục đe dọa diện tích chè tại khu vực Đượng Bài Nhài.

Anh Nguyễn Xuân Hoàng - Đội trưởng Đội 2 (Xí nghiệp chè Tây Sơn) chịu trách nhiệm quản lý 85 ha chè thôn Tiền Phong ngậm ngùi cho biết: Vào mùa mưa, đặc biệt là mỗi lần lũ lụt là nước sông lại “ngoạm” thêm một số diện tích chè. Vì vậy, mỗi lần mưa lũ tràn qua là người dân thôn Tiền Phong lại tất tả chạy đến ruộng chè để xem xét có bình yên hay không.

IMG_7709.JPG
Tình trạng lòng sông lấn chiếm đất liền ngày càng tăng.

Theo ông Nguyễn Đình Toàn – Trưởng thôn Tiền Phong, nếu không có giải pháp xây kè ngăn chặn, không lâu nữa toàn bộ diện tích đất khu vực này sẽ dần biến mất. Bà con không chỉ mất tư liệu sản xuất mà nguồn thu nhập sau nhiều năm xây dựng cũng bị cuốn theo dòng nước.

77777.jpg
Nhiều người dân trồng chè tại Đượng Dâu lo "nồi cơm" sớm bị hà bá cướp mất.

Tại nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, bà con nhân dân thôn Tiền Phong đã bày tỏ lo lắng trước tình trạng diện tích đất sản xuất bị sạt lở, cây chè công nghiệp bị cuốn trôi. Vẫn biết đầu tư xây dựng kè ven sông đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, tuy nhiên, đây là vấn đề sinh kế của hàng chục hộ dân khu vực biên giới. Vì vậy, người dân địa phương mong mỏi các cấp tìm giải pháp hữu hiệu để bà con an tâm sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh trật tự nơi biên giới.

Ông Lê Hồng Phong

Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.