Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí xã hội hóa trong chăm sóc người có công

(Baohatinh.vn) - Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh đã sử dụng đúng mục đích nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại đơn vị.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí xã hội hóa trong chăm sóc người có công

Bữa ăn của người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh được cải thiện nhiều hơn từ nguồn xã hội hóa.

Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội (gọi tắt là trung tâm) đang chăm sóc, nuôi dưỡng 106 đối tượng chủ yếu là người cao tuổi, trong đó, có gần một nửa là người mất trí nhớ tuổi già, người khuyết tật.

Bên cạnh nguồn kinh phí được tỉnh cấp, hằng năm, trung tâm nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm nhằm góp phần làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí xã hội hóa trong chăm sóc người có công

Từ khi Quỹ “Phúc lợi xã hội hóa chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng” đi vào hoạt động, bà Đinh Thị Liễu (bên phải) yên tâm hơn vì có nguồn kinh phí thường xuyên để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nhiều năm trước đây, mỗi khi tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, trung tâm chia đều cho các cụ và đối tượng tự cất giữ, sử dụng. Tuy nhiên, với đặc thù chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều cụ già yếu thường xuyên đau ốm, ngoài chế độ bảo hiểm y tế theo quy định thì không có chế độ chăm sóc bổ sung để bồi dưỡng sức khỏe lúc đau ốm. Vì vậy, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, năm 2019, trung tâm đã thành lập Quỹ “Phúc lợi xã hội hóa chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng”.

Ông Trần Viết Tới - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh cho biết: “Từ nguồn quỹ, trung tâm sử dụng chi bổ sung tiền ăn, bồi dưỡng cho các cụ khi điều trị và ra viện; mua thuốc bổ, thuốc đặc trị cho cụ ốm đau; chi hoạt động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các cụ; trợ cấp mai táng cho cụ qua đời ngoài các khoản chi Ngân sách nhà nước…Qua đó, đã nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và sức khỏe cho các cụ”.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí xã hội hóa trong chăm sóc người có công

Mỗi lần ốm, bà Cao Thị Tạo được cán bộ trung tâm mua sữa dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe

Bà Đinh Thị Liễu (73 tuổi) quê ở xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ), cho biết: "Những người sống ở trung tâm tuổi cao, ốm đau là chuyện thường ngày vì vậy có thêm nguồn kinh phí từ quỹ chi bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe chúng tôi yên tâm hơn. Vào ngày 15 hằng tháng, trung tâm đều tổ chức họp để báo cáo chi tiết thu, chi quỹ và nghe bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, góp ý về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, vì thế chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng được nâng lên”.

Còn bà Cao Thị Tạo (80 tuổi) quê ở xã Sơn Trường (Hương Sơn) chia sẻ: “Những ngày trái gió trở trời không ăn được cơm, tôi đều được cán bộ trung tâm mua sữa ensure, thuốc bổ để bổ sung sinh dưỡng, sức khỏe được phục hồi nhanh hơn...”.

Qua các nguồn ủng hộ, hiện nay, trung tâm đã có số tiền quỹ gần 700 triệu đồng. Số tiền này được đơn vị gửi ngân hàng và tiền lãi hàng tháng được nhập vào quỹ.

Trong thời gian tới, trung tâm tiếp tục quản lý nguồn quỹ, đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại trung tâm

Ông Trần Viết Tới - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.