Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch "dỏm" bán ra thị trường

(Baohatinh.vn) - Mùa bưởi Phúc Trạch đang vào chính vụ. Trong khi đa số người trồng bưởi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) phấn khởi vì một mùa bội thu thì một số hộ dân ở xã Hà Linh ngậm ngùi hái bỏ hàng nghìn quả bưởi do kém chất lượng.

Sau hơn 4 năm trồng, vất vả chăm sóc, gần 60 cây bưởi Phúc Trạch của gia đình anh Hồ Sỹ Tấn (thôn 10, xã Hà Linh) bắt đầu cho thu hoạch quả. Nhờ được chăm bón tốt, bưởi cho quả to, quả nhiều (trung bình mỗi cây từ 30 - 50 quả). Thế nhưng, nhiều thương lái đến hỏi mua đã khẳng định đây không phải giống bưởi Phúc Trạch chính hiệu.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Bưởi vẫn xanh nhưng vẻ ngoài hơi khác bưởi Phúc Trạch chính hiệu

Anh Tấn tâm sự: Năm 2014, gia đình đến Trung tâm giống cây bưởi Phúc Trạch (xã Phúc Trạch, Hương Khê) hỏi mua cây giống nhưng đơn vị đã hết. Trên đường về đến đoạn qua xã Hương Trà, thấy biển quảng cáo bán giống cây nên vợ chồng ghé vào mua hơn 60 cây bưởi Phúc Trạch ghép.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Anh Hồ Sỹ Tấn đã chặt bỏ phần nửa thân trên của cây bưởi "dỏm" và tiến hành ghép mắt bưởi Phúc Trạch với hy vọng cải thiện được chất lượng quả trong mùa tới.

Đem về trồng, cây bưởi phát triển nhanh, phấn khởi nên gia đình ra sức chăm bón. Song đến khi ra quả (năm 2017), bưởi không ngon, ngọt, còn có vị đắng dù về hình thức quả vẫn đẹp nhưng quan sát kỹ thì hơi khác bưởi Phúc Trạch. Khi đó, gia đình đã có ý định chặt bỏ nhưng cố để thêm 1 năm nữa mong vớt vát phần nào.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Tép quả bưởi Phúc Trạch "dỏm" nhìn khô, vị nhạt và đắng.

"Kết quả mùa sau cũng không khá hơn mùa trước, bưởi chín muộn, quả vẫn xanh, tép khô, nhạt và có vị hơi đắng. Nhiều thương lái đến hỏi nhưng không ai mua vì họ cho rằng đây không phải bưởi Phúc Trạch. Chúng tôi tính chặt bỏ phần thân trên, ghép mắt bưởi Phúc Trạch vào hy vọng có thể cải thiện được trong những mùa tới" - anh Tấn buồn nói.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Hàng nghìn quả bưởi lạ đã bị hái để lấy thân ghép mắt bưởi Phúc Trạch mới.

Ông Phạm Văn Thu, thôn 11 xã Hà Linh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Do mua giống bưởi Phúc Trạch không có nguồn gốc rõ ràng, sau 4 năm chăm bón, gia đình mới ngã ngửa vì bưởi "dỏm" và đành hái bưởi… cho bò ăn vì chất lượng quá kém.

Đang hí hoáy ghép những mắt bưởi Phúc Trạch mới vào thân cây cũ, ông Thu chia sẻ: Cả vườn có gần 60 cây cho năng suất 3.000 quả. Nếu trồng đúng giống, năm nay, ít nhất gia đình cũng có thu nhập trên 60 triệu đồng. Chất lượng bưởi như thế này, nếu "tuồn" ra thị trường cũng vớt vát được trên chục triệu đồng nhưng tôi quyết định không bán ra thị trường vì sẽ mất uy tín của thương hiệu bưởi Phúc Trạch. Mấy ngày qua, tôi đi học cách ghép cây để về ghép mắt bưởi Phúc Trạch thật vào nhằm khôi phục vườn bưởi. Nếu thuê ghép cũng phải mất đến 14 - 15 triệu đồng. Trong thôn, còn có gia đình anh Nguyễn Văn Thưởng cũng có gần 10 cây bưởi "dỏm" như tôi.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Ông Phạm Văn Thu tự mày mò học ghép bưởi để tiết kiệm kinh phí phục hồi vườn bưởi "dỏm".

Cố tình chọn một quả bưởi to, bà Nguyễn Thị Tý, vợ ông Thu gọt cho chúng tôi xem. Theo quan sát, tép bưởi có màu trắng xanh (bưởi Phúc Trạch thật có màu trắng trong hoặc màu phớt hồng), khi ăn hơi khô, vị nhạt và hơi đắng.

Thà mất của chứ không để bưởi Phúc Trạch “dỏm” bán ra thị trường

Lá của cây bưởi lạ có phần dỏng lên trong khi bưởi Phúc Trạch chính hiệu thường xòe ra.

Gặp giống kém chất lượng, phần thua thiệt luôn thuộc về nông dân. Tuy nhiên, mạnh dạn hái bỏ, chấp nhận thiệt hại kinh tế cá nhân để bảo vệ cho thương hiệu Bưởi Phúc Trạch như một số người dân xã Hà Linh là rất đáng ghi nhận. Họ là minh chứng rõ nhất cho người nông dân thời hiện đại, dám chấp nhận tổn thất cho sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa.

Mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp quản lý nguồn giống để người dân yên tâm sản xuất.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.