Vận động 32 tỷ đồng trợ cấp cho 58.000 lượt người khuyết tật Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 16/11, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Hà Tĩnh (NKT&TMC) phối hợp Trung tâm Phát triển kỹ năng và tri thức công tác xã hội (Hội Bảo trợ NKT&TMC Việt Nam) tổ chức hội thảo đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về NKT và các chính sách liên quan.

Vận động 32 tỷ đồng trợ cấp cho 58.000 lượt người khuyết tật Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh tham dự hội thảo

Hiện nay, Hà Tĩnh có hơn 82.700 NKT, trong đó, 37.330 thương binh, 10.020 bệnh binh, gần 7.400 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam, 28.000 đối tượng xã hội; 13/13 huyện, thị xã, thành phố có tổ chức hội bảo trợ NKT&TMC.

Từ 2012 đến nay, các cấp hội đã vận động được 32 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật quy ra tiền) trợ cấp cho 58.000 lượt NKT; gần 1.500 NKT được dạy nghề, tạo việc làm; cấp gần 3.500 xe lắc, xe lăn; mổ phục hồi chức năng vận động cho 350 người; mổ đục thủy tinh thể cho 1.765 người mù có hoàn cảnh khó khăn; mổ tim, hở hàm ếch cho 570 trẻ em khuyết tật; làm 350 nhà ở cho NKT….

Vận động 32 tỷ đồng trợ cấp cho 58.000 lượt người khuyết tật Hà Tĩnh

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Số lượng NKT trên địa bàn tỉnh đông, cơ bản được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ của nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện quy định pháp luật về NKT và các chính sách liên quan vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Vai trò của một số cán bộ hội chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều hội cơ sở còn hoạt động kiểu thụ động. Tỉ lệ dạy nghề, tạo việc làm, làm đường giao thông tiếp cận cho NKT… đạt thấp so với mục tiêu đề ra.

Tại hội thảo, đại biểu cho rằng, mức trợ cấp cho NKT hiện nay còn thấp và ít được điều chỉnh so với mức độ phát triển KT-XH. Còn một số bất cập trong thực hiện quy định về đối tượng, mức hưởng trợ cấp. Hiện chưa có tiêu chí rõ ràng, thống nhất nên các cấp hội không có cơ sở để đánh giá một cách công bằng giữa các đối tượng được thụ hưởng.

Vận động 32 tỷ đồng trợ cấp cho 58.000 lượt người khuyết tật Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm người khuyết tật tỉnh Thái Ngọc Lâm: Trình độ văn hóa của NKT thấp nên công tác dạy nghề gặp nhiều khó khăn, hiệu quả còn thấp

Các cơ sở cũng bày tỏ khó khăn trong quá trình hoạt động khi hầu hết các đơn vị bảo trợ xã hội hạn chế về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc NKT. Tỉ lệ NKT có việc làm thấp (chiếm 15% số người được dạy nghề), số lượng NKT sống dựa vào cộng đồng còn cao…

Đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát hiện, can thiệp sớm; tạo điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường học; mong muốn NKT tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội để có việc làm, thu nhập ổn định, vươn lên hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.