Khuyến khích mong muốn độc lập
Khoảng từ 18 tháng –2 tuổi, trẻ bắt đầu lớn hơn và muốn khám phá môi trường xung quanh. Cha mẹ hãy dạy con tin tưởng vào khả năng của mình, làm cho sự tự chủ của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Trẻ sẽ biết rằng chúng có thể dựa vào các kĩ năng cá nhân để giải quyết một số vấn đề nhất định. Khi tự khám phá ra điều gì, chúng sẽ lạc quan hơn.
Nâng cao tính hài hước
Từ 2 tuổi trở đi, một đứa trẻ có thể phản ứng lại với một cái nháy mắt, cười đùa, nhăn mặt thông qua cách nói chuyện vui vẻ, giọng điệu, biểu cảm. Phát triển sự tự tin, tính hài hước sẽ giúp trẻ lạc quan hơn.
Thu thập sự tò mò
Cha mẹ hãy luôn trả lời những thắc mắc, tò mò của con. Ảnh: Parents
Trẻ em luôn đặt ra cho người lớn những câu hỏi “Tại sao…” về thế giới xung quanh mình. Hãy lắng nghe và trả lời những câu hỏi của con ngay cả khi bạn thấy mệt mỏi.
Khi nhận được sự quan tâm của người lớn về những vấn đề mình thắc mắc, trẻ sẽ có cái nhìn lạc quan về bản thân và cuộc sống.
Phát triển sự đồng cảm và sẻ chia
Nên khuyến khích con biết chia sẽ và đồng cảm với bạn bè. Ảnh: internet
Người sống lạc quan thường là những người cởi mở, hướng ngoại. Họ chủ động kết nối với người khác và không sợ bị từ chối.
Hãy giúp con dễ dàng kết bạn, xây dựng các mối quan hệ tốt, biết cách chăm sóc người khác, khuyến khích con chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Lạc quan là cơ sở xây dựng các mối quan hệ của con.
Phát triển sức mạnh tinh thần
Cha mẹ nên khuyến khích con có tinh thần chiến đấu để vượt qua những “chướng ngại vật”, đừng để con chán nản khi không thể làm được những gì chúng cần làm. Người lạc quan sẽ không dễ dàng từ bỏ những khó khăn.
Ngay từ bé, trẻ nên được ý thức rằng chúng phải nỗ lực để thành công vì mọi thứ không dễ dàng đến với mình nếu bản thân không cố gắng.
Dạy trẻ suy nghĩ tích cực
Hãy dạy trẻ tập trung sự chú ý vào các khía cạnh tích cực, trẻ sẽ biết cải thiện và nỗ lực nhiều hơn.