Ăn tết nhà ngoại: “Em đừng có mơ!”

Tết sắp đến, đọc tâm sự của chị em về việc chồng phân biệt nặng nhẹ nội ngoại mà tủi càng thêm tủi. Tết đến vui vẻ chẳng được bao nhiêu mà mệt mỏi thì nhiều, lúc nào cũng vội vàng “chạy sô” đến phát ốm.

an tet nha ngoai em dung co mo

Ngày xưa, khi tôi yêu rồi quyết định lấy chồng xa ai cũng bảo “con gái lấy chồng xa là bố mẹ mất con”. Nhưng tôi thì nghĩ thời giờ giao thông đi lại cũng thuận tiện rồi, hơn ba trăm cây số về nhà chẳng phải là điều gì khó quá. Tôi quê ở Hà Tĩnh, lấy chồng Nam Định nhưng cả hai vợ chồng lại lập nghiệp ở Hà Nội. Vậy nên năm nào cũng nghỉ tết là lo xách con về nội vài ngày rồi sáng mồng hai bắt xe sớm về ngoại vài ngày nữa là hết tết, chẳng có thời gian chơi bời nghỉ ngơi gì cả.

Mấy cô em ở cơ quan tôi cũng lấy chồng xa, cũng ba chốn bốn nơi như tôi, nhưng họ sắp xếp năm nay ăn tết nhà nội thì năm sau ăn tết nhà ngoại, như thế vừa được sum vầy một cái tết trọn vẹn bên gia đình là lại đỡ tốn kém mệt mỏi. Thế nhưng khi tôi đưa ra giải pháp này với chồng thì anh gạt phắt đi: “em đừng có mơ nữa”. Lý do anh đưa ra: “anh là con cả không thể tết mà không ở nhà cùng bố mẹ. Năm nào cũng phải về chuẩn bị tết, qua mồng một rồi muốn đi đâu thì đi. Nếu mệt quá thì không về nhà ngoại nữa. Vài ba năm về một lần cũng được, xa xôi ông bà sẽ thông cảm cho. Con gái lấy chồng rồi thì cái gì cũng phải ưu tiên nhà chồng chứ chia chác tết nội tết ngoại cái gì”.

Nghe chồng nói tôi thực sự chán đến phát khóc. Bây giờ là thời đại nào rồi mà về thăm tết bố mẹ cũng còn phân biệt con trai con gái? Nói như anh, bố mẹ tôi không có con trai thì tết nào hai ông bà cũng lủi thủi một mình à? Cả năm bận bịu không về được, được vài dịp lễ, chưa nghỉ ông bà nội đã gọi giục đưa cháu về chơi. Chồng cứ bảo nghỉ được ít ngày về nội cho gần. Cả năm chỉ mong chờ đến tết để về thăm bố mẹ, không về tết thì về vào lúc nào được. Thà rằng nhà chỉ có mỗi anh là con trai thì nó khác, đằng này có những ba anh em trai, một chú ở ngay cạnh nhà, một chú chưa lấy vợ. Vậy mà làm việc gì anh cũng bảo anh là con cả, em là dâu cả phải thế này thế nọ. Ông bà nội ốm đau, em gái chửa đẻ cũng xoắn xuýt bảo vợ xin nghỉ phép về chăm. Ông bà ngoại nằm viện thì chẳng nhắc nhở vợ về. Mình lấy chồng xa, bố mẹ đành nhờ vợ chồng em gái ở gần hơn chăm sóc. Nhưng nhìn thái độ của chồng thấy chạnh lòng và tủi thân khủng khiếp. Nhiều lúc bực quá tôi hét lên “anh là con cả thì làm sao, chẳng qua là anh ra đời trước vài năm chứ gì”, vậy là vợ chồng cãi nhau, kể lể hờn trách.

Mà cũng lạ, với chồng tôi cái gì nhà nội cũng hơn. Ông bà ngoại gửi con gà nấu cháo cho cháu cũng bảo gà gầy, gà nhỏ. Ông bà cho gạo cũng bảo gạo bà nội ngon hơn. Tôi bảo “từ nay ông không lấy đồ của ông bà ngoại nữa, ông con rể quý quá, đã cho lại còn bị chê” thì anh lại bảo tôi hay chắp nhặt, để ý vặt những chuyện không đâu. Là anh hay tôi để ý vặt và chấp nhặt?

Mẹ tôi gọi điện bảo tết nhất xa xôi lạnh giá thì vài năm về một lần cũng được, người lớn không sao nhưng tội mấy đứa nhỏ. Đúng là có năm con ốm cũng xách con đi, nghĩ thương con vô cùng. Nhưng chồng muốn ăn tết với bố mẹ chả lẽ mình không muốn? Bố mẹ chồng muốn con cái sum vầy, chẳng lẽ bố mẹ mình không mong nhớ con? Nhà anh cũng có em gái, may mắn là cô lấy chồng gần. Nhà có việc gì cô cũng sấp ngửa chạy về, có miếng gì ngon cũng có phần đưa cho bố mẹ. Những lúc như thế chồng lại khen lấy khen để “may mà nhà có cô con gái”. Mình lấy chồng xa, gặp bố mẹ đã khó, nói gì chuyện thăm nom chăm sóc. Đành là do mình lựa chọn, nhưng giá như chồng hiểu cho thì đỡ buồn đỡ tủi.

Mấy cô bạn tôi bảo “mày lấy chồng xa mà tết nào cũng về quê được, thích thế”. Không về thì làm thế nào? Bố mẹ thì ngày một già yếu đi. Không về với bố mẹ những lúc này, sau này có ai mà về nữa? Tôi cũng có con gái, sau này con lớn nhất định không cho nó lấy chồng xa. Bố mẹ nhớ thương đã đành, mà con cũng không tránh khỏi những muộn phiền hờn tủi.

Theo Dantri.com.vn

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.