Bà Trần, một phụ nữ trung niên Trung Quốc, tâm sự với một diễn đàn phụ nữ về mối quan hệ giữa bà và con gái. Khi con còn nhỏ, bà vì bận công việc nên gửi con cho bà ngoại đứa trẻ nuôi dưỡng.
Sau này, khi con gái trưởng thành, bà Trần về hưu, sức khỏe yếu và vào trại dưỡng lão sống với nỗi buồn lớn nhất là đứa con gái không tình cảm với mẹ. Mặc dù đều đặn vào thăm mẹ ở trại dưỡng lão mỗi tuần nhưng đa phần thời gian vào với mẹ, cô chỉ im lặng, ít trò chuyện, tâm tình. Có những lúc, nhìn những người khác được con cái ríu ríu hỏi han, bà rất tủi thân.
Chia sẻ của bà Trần được đông đảo người đọc trên diễn đàn đồng cảm. Một số người nói rằng do khi con còn nhỏ, bà không gần gũi với con, khiến đứa trẻ trưởng thành xa cách mẹ.
Ảnh minh họa: Aboluowang
Nếu bạn đặt câu hỏi: Con có yêu bạn không? Con trưởng thành có gần gũi cha mẹ không? Bạn có thể trả lời ba câu hỏi sau để biết tương lai tình cảm của con với cha mẹ ra sao.
Trẻ có gần gũi, thân thiết với cha mẹ không?
Tình cảm của đứa trẻ là tự nhiên, thuần khiết nhất. Với người mình yêu thương, trẻ sẽ luôn muốn ở gần và ngược lại, trẻ sẽ lùi xa người đem lại cho chúng cảm giác sợ hãi.
Nếu bạn yêu con, gần gũi con, đương nhiên trẻ sẽ gần bạn và ngược lại. Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ không muốn gần gũi mình khi họ già yếu, bệnh tật. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên tự ngẫm lại mình, khi còn nhỏ, chúng ta có gần gũi con cái không?
Tiến sĩ Elanna Yalow, giám đốc của tổ chức KinderCare (Mỹ) chỉ ra, nếu trẻ cho thấy chúng rất vui sướng mỗi khi gặp bạn, hướng về giọng bạn nói, sẵn lòng bày tỏ với bạn cảm xúc thực của chúng... , đây hoàn toàn là những dấu hiệu tốt cho thấy trẻ rất gần gũi bạn, kể cả trong tương lai, khi chúng đã trưởng thành.
Trẻ cư xử thế nào khi gặp những người khó khăn?
Khi trẻ gặp khó khăn, chúng sẽ tìm đến người thân thiết nhất để nhờ giúp đỡ, bởi cha mẹ là người trẻ tin tưởng nhất. Việc làm này là biểu hiện sự tin tưởng, yêu thương mà trẻ dành cho cha mẹ.
Tuy nhiên, hãy quan sát chiều ngược lại. Nên theo dõi cách trẻ hành xử khi người xung quanh gặp khó khăn. Nếu đứa trẻ thờ ơ, không buồn hỏi thăm khi bà, mẹ ốm, không lấy nước cho mẹ khi mẹ khát... , đó là dấu hiệu cho thấy trẻ coi mình là trọng tâm, chưa có ý thức quan tâm, chăm sóc những người xung quanh.
Tất cả chúng ta đều có lúc gặp khó khăn, người lớn cũng như trẻ em. Khi bạn bị ốm, đứa trẻ nhìn thấy bạn đau cần biết quan tâm, hỏi han. Khi cha mẹ đối mặt với vất vả, khó khăn, ốm bệnh, liệu trẻ có biểu lộ sự lo lắng hay không? Chi tiết này cũng phần nào cho thấy khi trưởng thành, trẻ có biết yêu thương, chăm sóc cha mẹ hay không?
Vào những ngày đặc biệt, trẻ có nhớ tới bố mẹ không?
Trong cuộc đời mỗi người sẽ có rất nhiều ngày đáng nhớ, ví dụ sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới... Những ngày này, chúng ta đặc biệt muốn nhận được sự chúc phúc của gia đình, đặc biệt là con cái. Nếu đứa trẻ có thể nhớ đúng ngày sinh nhật của bạn, sẵn sàng dành cả ngày lễ cho bạn, tự tay làm một món quà tặng bạn... điều đó có nghĩa là trong lòng chúng, bạn là một người rất quan trọng.
Cảm xúc không tự nhiên mà có, tình yêu thương không phải là vô điều kiện, mọi thứ đều phải được vun đắp từng chút một trong thời gian dài. Yêu con đồng nghĩa với việc đồng hành với con, giáo dục con đúng cách, để có thể gặt hái quả ngọt khi trẻ trưởng thành.