BHXH Hà Tĩnh linh hoạt thực hiện chi trả chế độ an sinh không dùng tiền mặt

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chủ trương chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh đã tăng cường các giải pháp đẩy mạnh chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM.

BHXH Hà Tĩnh linh hoạt thực hiện chi trả chế độ an sinh không dùng tiền mặt

Việc chi trả các chế độ an sinh bằng hình thức không dùng tiền mặt đã được Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm nay.

Nghỉ hưu từ năm 2012, ông Nguyễn Văn Thanh ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) vẫn thường nhận lương hưu tại điểm chi trả của Bưu điện tỉnh trên địa bàn. Tuy nhiên, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của nhân viên BHXH tỉnh, ông đã chuyển hình thức nhận lương qua thẻ ATM.

“Tôi thấy việc sử dụng hình thức nhận lương qua thẻ ATM khá nhiều ưu điểm. Thứ nhất, tôi chủ động được thời gian nhận lương, không cần phải viết giấy ủy quyền khi có việc đột xuất. Thứ 2, thẻ ATM giúp tôi quản lý tài chính tốt hơn. Thay vì nhận 1 lần toàn bộ tiền lương thì nay tôi chỉ rút ra số tiền tôi cần dùng trong tháng đó. Nhờ đó, việc tiết kiệm chi tiêu cũng dễ dàng” - ông Thanh chia sẻ.

Ngược lại với ông Thanh, bà Lê Thị Phong ở Sơn Bình - Hương Sơn lại lựa chọn nhận lương bằng tiền mặt tại các điểm chi trả cố định do bưu điện bố trí. Bà Phong cho biết: “Có thâm niên nhận lương hưu hơn 20 năm, tôi cũng đã nhiều lần rơi vào hoàn cảnh bất tiện khi đến kỳ nhận lương mà lại bận hoặc sức khỏe không đảm bảo. Trong hoàn cảnh đó, để nhận lương tôi phải viết giấy ủy quyền cho người thân. Bây giờ, tôi cũng không tự đi nhận lương được nữa mà phải nhờ người thân chở đi nhưng so với việc dùng thẻ ATM thì việc nhận trực tiếp vẫn thuận lợi hơn bởi tôi không thể thao tác trên các thiết bị điện tử, hơn nữa ở địa bàn của tôi, nếu đi rút tiền cũng phải đi rất xa mới có cột ATM”.

BHXH Hà Tĩnh linh hoạt thực hiện chi trả chế độ an sinh không dùng tiền mặt

Lâu nay, người hưu trí Hà Tĩnh, nhất là ở vùng nông thôn vẫn quen nhận lương hưu trực tiếp qua các điểm chi trả tập trung.

Việc chi trả các chế độ an sinh bằng hình thức không dùng tiền mặt đã được Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm nay. Chi trả không bằng tiền mặt là phương thức bảo đảm an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với phương thức này, hằng tháng, người hưởng các chế độ an sinh xã hội không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả. Không chỉ người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng mà cả người hưởng chế độ BHXH một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có thể chọn phương thức chi trả qua tài khoản thẻ ATM.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, BHXH tỉnh cho biết: “Đối với người lao động (NLĐ) hưởng chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp thì phương thức chi trả không dùng tiền mặt còn góp phần hạn chế tình trạng đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng, chậm chi trả tiền chế độ cho NLĐ. Đối với cơ quan chi trả, việc tổ chức thực hiện phương thức này bảo đảm mục tiêu an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, tránh sai sót, giảm bớt áp lực, thời gian trong tổ chức chi trả và các bước trung gian qua chủ sử dụng lao động”.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và BHXH Việt Nam, thời gian qua, BHXH tỉnh đã giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích phát triển người hưởng nhận chế độ qua tài khoản cá nhân cho từng BHXH huyện, thị xã trực thuộc. Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

BHXH Hà Tĩnh linh hoạt thực hiện chi trả chế độ an sinh không dùng tiền mặt

Việc nhận lương hưu qua thẻ ATM giúp các cán bộ hưu trí ở Hà Tĩnh tiết kiệm được thời gian đi lại.

Tuy nhiên, BHXH tỉnh cũng hết sức linh hoạt khi xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch hằng năm trên cơ sở thực tế các điều kiện thuận lợi và khó khăn của địa phương. Trong đó, lựa chọn tập trung tuyên truyền, vận động các đối tượng thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội ở địa bàn thành phố, đô thị sử dụng thẻ ATM để nhận chi trả hằng tháng; tăng cường các giải pháp để đốc thúc những đơn vị có liên quan, đặc biệt là những nơi cung cấp dịch vụ tiến tới không dùng tiền mặt mà tăng cường trả qua tài khoản.

Năm 2022, số người chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản ATM tại Hà Tĩnh đạt tỷ lệ 20,8%. Trong đó, số người chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản ATM tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ 36,5%. Theo kế hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh, phấn đấu đến cuối năm 2025 có 50% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, 99% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một nhiệm vụ khá nặng nề đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của BHXH tỉnh trong công tác tuyên tuyền, vận động người dân.

Tính đến tháng 3/2023, toàn tỉnh có 16.872 người/70.444 người nhận chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua thẻ ATM, đạt tỷ lệ 24%. Trong đó, tỷ lệ người chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ 39% (11.459 người/29.630 người). Như vậy, so với chỉ tiêu được giao, nhiệm vụ vẫn đang hết sức nặng nề.

Để hoàn thành nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam và UBND tỉnh giao, BHXH tỉnh đã đề xuất các cơ quan liên quan như bưu điện, ngân hàng khắc phục những hạn chế về tuyên truyền, chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng nhằm giúp người dân hoàn toàn yên tâm nhận chế độ qua thẻ ATM.

Thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh quản lý chặt chẽ người hưởng lương hưu, trợ cấp thất nghiệp; thông báo công khai, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về lịch chi trả hằng tháng, mạng lưới ATM, cơ chế ưu đãi của các ngân hàng để người hưởng lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân; tạo mọi điều kiện để các ngân hàng tiếp cận điểm chi trả nhằm vận động, khai thác người hưởng mở tài khoản cá nhân và phát hành thẻ ATM ngay tại điểm chi trả”.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính BHXH tỉnh

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.