Bí quyết phòng bệnh cho những người dễ bị cảm lạnh

Vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh và khô, nhiều người thường bị cảm lạnh và cảm thấy rất mệt mỏi. Đâu là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa căn bệnh thường gặp này?

1. Ai dễ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng do virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu.

Có nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh nhưng Rhinovirus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Đây cũng là nhóm virus gây kích thích bởi các đợt hen cấp và nhiễm trùng vùng mũi xoang, viêm tai…

Virus gây cảm lạnh thường có xu hướng phát triển mạnh hơn vào những tháng thời tiết lạnh như mùa đông, mùa xuân… Khí hậu lạnh và khô sẽ khiến virus dễ dàng lây lan hơn. Điều kiện khí hậu cũng khiến cho các triệu chứng cảm lạnh nặng nề hơn ví dụ như không khí khô làm cho màng nhầy ở mũi và họng khô hơn, làm nặng hơn tình trạng ngạt mũi và đau rát họng.

Bí quyết phòng bệnh cho những người dễ bị cảm lạnh

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hay bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi.

Cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng gây một số khó chịu cho người bệnh. Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ để chống lại các tác nhân gây hại.

Người lớn tuổi trên 65 tuổi cũng dễ bị cảm lạnh do hệ miễn dịch đã suy yếu theo thời gian. Người hút thuốc lá (chủ động và bị động) cũng dễ bị nhiễm virus gây cảm lạnh và những loại virus khác.

Những người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính cũng dễ bị mắc virus cảm lạnh hơn những người khác.

Vì cảm lạnh do virus xâm nhập cơ thể nên nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người mắc virus nói chuyện, hắt hơi hoặc ho không che miệng. Người lớn khỏe mạnh cũng có thể bị 2 hoặc 3 lần bị cảm lạnh trong năm.

2. Cảm lạnh có thể gây những biến chứng gì?

Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:

-Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

-Đau họng

-Ho

-Sưng hạch bạch huyết

-Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ

-Hắt hơi

-Sốt nhẹ

-Cảm thấy không khỏe (khó chịu)

Dịch chảy ra từ mũi của bạn có thể trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây khi cơn cảm lạnh thông thường diễn ra. Đây không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.

Hầu hết mọi người hồi phục sau cảm lạnh trong khoảng 3-7 ngày hoặc 10 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc.

Tuy cảm lạnh không nguy hiểm nhưng ở một số người, cảm lạnh có thể gây ra một số biến chứng cho người bệnh. Ví dụ:

- Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Điều này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai và trong một số trường hợp, chảy nước mũi màu xanh lá cây hoặc vàng hoặc sốt trở lại sau cảm lạnh thông thường.

- Bệnh hen suyễn: Cảm lạnh có thể kích hoạt cơn hen suyễn ở những người có cơ địa bệnh hen.

- Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không giải quyết được có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

- Các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác: Bao gồm viêm họng do liên cầu khuẩn (viêm họng do liên cầu), viêm phổi, hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Những bệnh nhiễm trùng này cần được bác sĩ điều trị.

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đối với người lớn, nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có:

-Sốt trên 38,5 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.

-Sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột sốt trở lại sau thời gian không sốt.

-Khó thở.

-Thở khò khè

-.Đau họng dữ dội, đau đầu hoặc đau xoang.

Đối với trẻ em nói chung không cần đến gặp bác sĩ vì cảm lạnh thông thường. Nhưng hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

-Sốt 38 độ C ở trẻ sơ sinh đến 12 tuần

-Sốt cao hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày ở trẻ ở mọi lứa tuổi

-Các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện

-Các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau đầu hoặc ho

-Thở khò khè

-Đau tai

-Cực kỳ khó chịu

-Buồn ngủ bất thường

-Chán ăn

Bí quyết phòng bệnh cho những người dễ bị cảm lạnh

Cảm lạnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

4. Cách hiệu quả phòng ngừa cảm lạnh

Hiện không có vaccine phòng bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung để làm chậm sự lây lan của virus cảm lạnh:

- Hãy rửa tay thật sạch và thường xuyên bằng xà phòng và nước, đồng thời dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ.

- Thường xuyên khử trùng đồ đạc và những vật dụng nhà bếp hay phòng tắm bằng chất khử trùng, đặc biệt khi trong gia đình bạn có người bị cảm lạnh.

- Không dùng chung ly hoặc dụng cụ uống nước với các thành viên khác trong gia đình.

- Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh.

- Chăm sóc bản thân, ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra lời khuyên giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả:

Hệ miễn dịch được coi là hàng rào rất quan trọng để bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh ít có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm virus hoặc có mắc thì cũng nhẹ hơn so với người có hệ miễn dịch yếu kém.

Để đảm bảo và tăng hiệu quả của hệ miễn dịch, điều quan trọng là vấn đề dinh dưỡng. Chúng ta cần ăn đủ đạm, đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu hay còn gọi là protein, axit min... Tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin A, C, E... vì chúng là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của hệ miễn dịch.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?