Còn trong thương nhớ …

(Baohatinh.vn) - Khi con người ta trưởng thành và ly quê, điều khiến họ luôn nhung nhớ là gì? Tôi đã hỏi bạn bè tôi rất nhiều về điều đó. Tôi cũng nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau nhưng luôn có một đáp án chung cho tất cả. Ấy là những món ăn quen thuộc nơi quê nhà. Đó có thể là một chiếc bánh làm từ gạo, một ổ bánh mỳ, một chiếc bánh cặp, một cốc chè đậu đen… đã bước vào ký ức mỗi người và nằm yên ở đó như những chấm nhỏ định vị, bất kỳ lúc nào cũng nhấp nháy dẫn lối trở về…

Khi con người ta trưởng thành và ly quê, điều khiến họ luôn nhung nhớ là gì? Tôi đã hỏi bạn bè tôi rất nhiều về điều đó. Tôi cũng nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau nhưng luôn có một đáp án chung cho tất cả. Ấy là những món ăn quen thuộc nơi quê nhà. Đó có thể là một chiếc bánh làm từ gạo, một ổ bánh mỳ, một chiếc bánh cặp, một cốc chè đậu đen… đã bước vào ký ức mỗi người và nằm yên ở đó như những chấm nhỏ định vị, bất kỳ lúc nào cũng nhấp nháy dẫn lối trở về…

Còn trong thương nhớ …

Chị Lan – một người bạn lớn tuổi của tôi, sau bao nhiêu năm phiêu bạt ở xứ người, ngày trở về quê hương, lòng chỉ mong ngóng đến phiên chợ Gôi (Sơn Hòa – Hương Sơn) để thưởng thức những chiếc bánh gói ấp đượm mùi xứ sở. Chị nói, dẫu đã đi qua bao nhiêu miền đất, nếm đủ các hương vị từ bình dân đến thượng hạng vẫn không sao quên được chiếc bánh gói ấp bình dị của quê hương.

Còn trong thương nhớ …

Những chiếc bánh gói ấp được các bà, các chị tự tay quấy bột và hơ mềm lá chuối để gói từ tơ mơ sáng. Mùi thơm của gạo đỏ quyện với mùi lá chuối xanh hơ trên lửa rơm, mùi lá ngò tàu ở nhân bánh là một thứ mùi đặc trưng của làng mạc, xóm thôn mà chỉ quê hương của chị mới có. Đó là một thứ mùi vị không thể trộn lẫn, không bao giờ bị lấn át bởi những mùi vị khác.

Còn trong thương nhớ …

Ký ức những năm tháng đói mòn, đói mỏi đi xin vét cháy ở các nồi quấy bột nấu bánh đã khiến chị Lan đi tìm mua cho bằng được những nắm bánh cháy mà các bà bán bánh thường hay nắm lại để trần một góc thúng bánh. Bẹo một miếng bánh cháy dai dai để nhâm nhi mà tưởng như cả một trời tuổi thơ cơ cực sống dậy. Tiếng bạn bè í ới, tiếng ban mai làng quê như những con đường mướt xanh cứ trải dài ra trước mắt để chuyến xe ký ức của tâm hồn cứ thế lướt đi… Với chị Lan (và tôi tin là với rất nhiều người nữa), bánh gói ấp không chỉ đơn thuần là một món ăn nữa mà nó đã trở thành một khay mực dấu để bất kỳ ai cũng có thể lăn tay điểm chỉ mình vào vời vợi nhớ thương…

Còn trong thương nhớ …

Không sinh ra ở làng nhưng những người lớn lên ở phố thị cũng có những món ăn thương nhớ riêng của họ. Bạn bè tôi được sinh ra ở thành phố Hà Tĩnh thường nói về nỗi nhớ món bánh mỳ Khánh (đường Phan Đình Giót) như thể đó là một món ăn được khai sinh trên thổ nhưỡng và văn hoá của họ. Kỳ thực, bánh mỳ Khánh lại được một người Huế mang ra từ đất kinh kỳ. Món ăn dân dã ấy đã sớm trở thành món ăn sáng quen thuộc của bao thế hệ lớn lên giữa phố thị Thành Sen, bám rễ vào lòng họ như một thứ cỏ cây hồn hậu.

Còn trong thương nhớ …

Bánh mỳ Khánh không giống những bánh mỳ thương hiệu khác ngay từ size bánh. Không quá to cũng không quá nhỏ. Một cái vừa tầm với người có sức ăn yếu và hai cái là không quá nhiều đối với những người vẫn thòm thèm sau cái thứ nhất. Đem cái câu hỏi cắc cớ trong lòng mình là tại sao người Hà Tĩnh lại mê bánh mỳ Khánh đến thế, kẻ “ngụ cư” thành phố là tôi đã đến để thưởng thức. Quả thật, ngay từ lần đầu tiên đó, tôi đã bị hương vị riêng tư của bánh mỳ Khánh níu giữ. Tôi chợt hiểu, vì sao nhiều người Hà Tĩnh đi xa, khi trở về lại bồn chồn tìm lại hiệu bánh mỳ Khánh đến thế…

Còn trong thương nhớ …

Tôi biết, bánh mỳ Khánh không chỉ gây thương nhớ với người đi xa mà ngay cả với những người đang ở ngay giữa lòng phố thị. Một người bạn viết của tôi cho hay, cứ tầm khoảng ba ngày không ăn bánh mỳ Khánh, bạn sẽ rất nhớ. Bạn nói, bánh mỳ Khánh có sự rõ ràng, rắn rỏi của người miền Trung trong độ giòn của vỏ bánh, có cái tha thiết, níu kéo của người Huế trong vị cay ngọt của nước sốt…

Còn trong thương nhớ …

Bánh mỳ Khánh còn có thêm nhiều gia vị để thực khách lựa chọn cho phù hợp khẩu vị. Thưởng thức bánh mỳ Khánh chính là thưởng thức một hương vị Huế đã được biến tấu cho vừa lòng người xứ khác nhưng vẫn kiên định giữ lại hương vị chính của xứ mình. Bánh mỳ Khánh như minh chứng cho những cuộc di cư thành công của văn hoá, đã may mắn được người bản xứ cảm mến, tiếp nhận.

Còn trong thương nhớ …

Trong hằng hà sa số những món ăn gây thương nhớ, món ăn “hai ướt một ráo” (bánh cặp) của người Thành Sen cũng là một món ăn đặc biệt. Không quá cầu kỳ, bánh cặp là một biến tấu thú vị của những cư dân trong các làng nghề làm bánh tráng, bánh mướt của thị xã xưa. Khi món bánh mướt đã trở nên quá quen thuộc, người ta bèn sáng tạo bằng cách đem cặp hai tấm bánh mướt vào một tấm bánh đa nướng và dùng một tấm nan dẻo đập cho chúng dính chặt vào nhau. Chưa cần đến ram hay giò, món bánh cặp chấm nước mắm đã khiến người thưởng thức khó mà quên được bởi cái là lạ trong vị và trong tính.

Còn trong thương nhớ …

Vừa mềm lại vừa giòn, vừa nóng lại vừa nguội, vừa thơm mùi gạo rang lại đượm mùi gạo nấu chín, bánh cặp chính là sự dằn dỗi, níu kéo, giận mà thương của người Hà Tĩnh. Còn gì thú vị hơn khi sau một chuyến đi xa trở về, khi cơ thể đã phải nạp quá nhiều sơn hào hải vị, người ta được ngồi thảnh thơi nhâm nhi một chiếc bánh cặp giản dị cùng với bát nước mắm ớt cay nồng. Về phương diện nào đó, bánh cặp là một món ăn phái sinh nhưng đã lấn át món ăn gốc. Chính bánh cặp chứ không phải bánh mướt hay bánh đa nướng, đã gieo mầm thương nhớ trong ký ức mỗi cư dân Thành Sen một cách tự nhiên như lúa ngoài ruộng, như ngô ngoài bãi, như cá ngoài sông… Bởi vậy, với rất nhiều người ly quê, món bánh cặp là một trong những niềm thương nhớ thường trực trong tâm hồn…

Còn trong thương nhớ …

Trong đời sống văn hoá đa sắc, ẩm thực không phải là dòng sông cũng không phải là con thuyền mà chính là bến đỗ để những bước chân phiêu bạt tìm về. Ẩm thực không phải là nơi thăng hoa mà là nơi lắng đọng để con người có thể gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm cả khi chế biến lẫn lúc thưởng thức. Và, những món ăn quen thuộc từ thuở nhỏ, vô hình chung cứ chảy trong ký ức con người như một mạch nước ngầm, như một sự mặc định trong vùng thương, vùng nhớ giữa tâm tư…Để trên ngàn vạn dặm xa xôi, trong những bước chân trở về nó luôn là niềm nhớ, niềm mong, luôn là vết tròn định vị chính xác nhất trên con đường trở về quá khứ của bao người…

Còn trong thương nhớ …

Ảnh và thiết kế: huy tùng

Chủ đề Món ngon Hà Tĩnh

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.