Đám cưới người yêu cũ có nên đi hay không?

Nhiều người rơi vào trạng thái lúng túng khó xử khi người yêu cũ mời dự đám cưới. Có lẽ đa phần chúng ta đều băn khoăn, rốt cuộc đến dự với tư cách gì?

Người yêu cũ - chuyện đã cũ thì nên "xí xóa"

Ngày hôm qua, tôi nhận được một câu hỏi thế này: “Người yêu cũ mời dự đám cưới thì có nên đi hay không?”. Tôi hỏi ngược lại: “Sao phải băn khoăn, chuyện cũ thì nên xí xóa đi thôi”. Bạn đáp lời, dù gì cũng mang danh người yêu cũ, đến dự cũng ngại, mà không đi cũng chẳng biết tính sao cho vừa.

Đám cưới người yêu cũ có nên đi hay không?

Người yêu cũ vốn dĩ là cái tên đã thuộc về quá khứ… (Ảnh minh họa: Lê Hợp)

Cho dù chúng ta đã đồng hành cùng nhau suốt một quãng thanh xuân, từng xem nhau như một phần của cuộc sống, thì đến cuối cùng người cùng ta bước tiếp trang đời mới lại là một người khác.

Đến dự đám cưới người yêu cũ không phải để chứng minh rằng không có người ấy thì tôi vẫn sống tốt. Khi đã chọn cách không đi tiếp cùng nhau nữa, nghĩa là hai người hai lối riêng, hai cuộc đời riêng.

Thế nên, cho đến hiện tại, mọi thứ đã ngủ yên trong ngăn kéo quá khứ. Và việc đi đám cưới người yêu cũ là một chuyện hết sức bình thường. Đôi khi, đó cũng là cách để hai người gỡ bỏ những bối rối trong mối quan hệ “khó gọi tên” ấy.

Nhưng… đừng đi nếu trái tim vẫn còn lạc nhịp

Trước khi quyết định có đến tham dự hôn lễ của người yêu cũ hay không thì bạn phải trả lời dứt khoát được câu hỏi: Liệu bạn có còn đau vì người ta nữa không? Nếu trái tim còn lạc nhịp nhớ thương, tốt nhất bạn đừng đến!

Đám cưới người yêu cũ có nên đi hay không?

Nếu trái tim vẫn còn đau khi nghĩ đến hình bóng người ấy, bạn đừng nên đến tham dự hôn lễ của người yêu cũ. (Ảnh minh họa: Lê Hợp)

Sau chia tay, bạn vẫn còn ôm mộng “nối lại tình xưa”? Trái tim bạn nuôi hy vọng một ngày nào đó người ấy sẽ ngoái đầu, nhặt lên mảnh tình đã vỡ? Vậy thì khi chứng kiến thời khắc người ấy quyết định chung thân cuộc đời cùng một người khác sẽ khiến bạn chỉ thêm đau lòng mà thôi. Khoảnh khắc ấy, hoặc là bạn ghì chặt nỗi đau, hoặc là để cảm xúc buông lơi, dù thế nào thì người buồn cũng chỉ có bạn.

Bạn nên để mọi thứ trôi vào dĩ vãng và khép chặt hồi ức về người ấy. Nhận được thiệp mời cưới, bạn có thể chúc phúc người ấy một cách gián tiếp, đừng đến hôn trường nếu trái tim vẫn còn rỉ máu.

Bạn xứng đáng được hạnh phúc

Dù từng trải qua nỗi đau tình yêu tan vỡ, thì đến cuối cùng mỗi chúng ta đều xứng đáng có được hạnh phúc cho riêng mình. Mối tình cũ dừng chân là để nhường chỗ cho duyên phận mới, dù muộn đường chút nhưng chắc chắn người cần đến rồi sẽ xuất hiện vào thời điểm thích hợp.

Đừng nhớ đến vết đau tình cũ với đôi mắt hoen sầu, cũng đừng cố gắng trả lời câu hỏi: “Mình đi đám cưới người yêu cũ với tư cách gì?”. Bởi vì, cho đến hiện tại, điều bạn nên làm là để trái tim được bình yên sau những giông gió.

Đến dự đám cưới người cũ hay không, chỉ bạn mới có lời hồi đáp cho riêng mình…

Theo Tuệ Nhi/Dantri

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.