Nấu thịt khi chưa được rã đông
Thịt chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều nhau.
Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.
Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước
Các loại rau, quả nếu được rửa trực tiếp dưới vòi nước thì tốt, nhưng nếu rửa cùng lúc với các loại thịt tươi sống dưới vòi nước trực tiếp thì rất nguy hiểm. Bởi trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể. Bảo quản thịt trong ngăn lạnh quá lâu.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên giữ các loại thịt gia cầm, nhất là thủy sản còn sống trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Với thịt chế biến cũng không nên để quá 5 ngày.
Nguyên nhân là bởi thịt bảo quản trong ngăn lạnh quá lâu sẽ làm vi khuẩn phát sinh và mất đi dưỡng chất vốn có của nó.
Rã đông thịt lợn sai cách
Theo đó, việc bỏ thịt từ tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng là cách rã đông sai lầm nhiều người mắc phải. Bạn có biết rằng nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Thậm chí, một số người còn ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, cách làm này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, làm thịt mất hết chất.
Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống
Thớt gỗ cũ đã bị mòn có rất nhiều rãnh, mùn bẩn, đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Khi bạn thái thịt trên đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Song thớt gỗ là loại tốt nhất để thái thịt sống, vì thế, điều quan trọng là bạn cần làm sạch và khử trùng đúng cách trước khi sử dụng.
Chần thịt bằng nước sôi để loại bỏ hóa chất
Ngày nay nhiều gia đình có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua thịt nhằm loại bỏ các hóa chất, tạp chất có trong thịt, hải sản song cách làm này chưa đúng.
Thực tế, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều bà nội trợ đã tìm mọi cách để làm giảm hóa chất và chất bẩn dư tồn trong thịt. Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đổ thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt đang sôi sùng sục. Thực tế, cách làm này lại làm cho món thịt luộc giảm dinh dưỡng đi đáng kể. Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc sẽ khiến các protein và chất béo trong thịt bị kết tủa, làm thịt co lại, cứng hơn bình thường.
Thực tế cách làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm cho miếng thịt không ngon và mất chất.