Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

(Baohatinh.vn) - Năm 2022, Hà Tĩnh tuyển sinh, đào tạo nghề cho 20.926 người; giải quyết việc làm cho 22.995 người (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó, giải quyết việc làm trong nước 11.478 người, xuất khẩu lao động 11.517 người.

Sáng 14/1, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đồng chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH.

Theo báo cáo năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, gồm: Hoàn thành 3/3 chỉ tiêu Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 đạt mục tiêu đề ra; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 2,79%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH.

Trong năm, Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành 3/3 chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP đạt và vượt mục tiêu đề ra: đưa trên 142 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 158% kế hoạch; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH đạt khoảng 38%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,1%.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh

Năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong 3 năm (từ năm 2020 đến hết năm 2022), ngành LĐ-TB&XH thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho trên 68,43 triệu lượt người lao động, người dân và trên 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động với tổng kinh phí gần 104,5 nghìn tỷ đồng thông qua hình thức chi trả bằng tiền mặt hoặc qua các chính sách trực tiếp và gián tiếp.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Hình ảnh tại các điểm cầu.

Trong năm, cả nước đã đưa 142.779 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu đề ra; về giáo dục nghề nghiệp, cả nước tuyển sinh trên 2.259 nghìn người, đạt 108,3% so với kế hoạch; số học sinh, sinh viên tốt nghiệp khoảng 2.096 nghìn người, đạt 115% so với kế hoạch.

Đặc biệt, các cấp, ngành luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách trợ cấp thường xuyên cho gần 1,2 triệu người có công với cách mạng, kinh phí trên 29 nghìn tỷ đồng. Điều dưỡng cho trên 500 nghìn lượt người có công. Các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sỹ được tổ chức chu đáo, trang trọng, ý nghĩa. Cả nước đã tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước về cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ với kinh phí hơn 835 tỷ đồng.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Ngân sách Trung ương bố trí năm 2022 là 8.620 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và khoảng 23 nghìn tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng dần mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm, cả nước đã chi trả trợ cấp thường xuyên hằng tháng cho trên 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí khoảng 28 nghìn tỷ đồng…

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; bình đẳng giới tiếp tục nhận được sự quan tâm. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021... Ngoài ra, các lĩnh vực khác đều được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tốt.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ LĐ-TB&XH. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH.

Triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ khoảng 27,5%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 1-1,5%.

Năm 2023, phấn đấu đưa khoảng 110 - 120 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH khoảng 39 - 40%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN khoảng 31,5 - 32%.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các nghị quyết chuyên đề, các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thực hiện số hoá nhằm tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường; tổ chức đào tạo phát triển kỹ năng lao động và cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Duy trì ổn định thị trường lao động ngoài nước hiện có, phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam; tăng cường công tác tạo nguồn, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn kết công tác đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công với cách mạng, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, bảo đảm các đối tượng yếu thế được trợ giúp ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trao cờ thi đua cho các đơn vị thuộc Bộ và các sở LĐ-TB&XH dẫn đầu phong trào thi đua năm 2022. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH

Năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức 87 phiên giao dịch việc làm thu hút gần trên 20.000 lượt người tham gia, có trên 5.532 lượt lao động được giới thiệu việc làm, trong đó 1.345 người được các doanh nghiệp tuyển dụng.

Tổng số lao động được giải quyết việc làm năm 2022 đạt 22.995 người (đạt 102,2% kế hoạch), bằng 101,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giải quyết việc làm trong nước 11.478 người, xuất khẩu lao động 11.517 người, bằng 153,6% kế hoạch, tăng 5.930 người năm 2021.

Trong năm, toàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo được 20.926 (cao đẳng: 802 người, trung cấp 4.851 người, sơ cấp 8.443 và dưới 3 tháng 6830 người) đạt 116% so với kế hoạch đề ra năm 2022, 110,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Các chính sách ưu đãi đối với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp thời, năm 2022, tiếp đón và tổ chức điều dưỡng với số lượng 2.613 lượt người; chuẩn hóa đưa vào phần mềm 83.933 bộ hồ sơ thông tin người có công với cách mạng; xác nhận, giải quyết chế độ chính sách trên 400.000 lượt hồ sơ.

Công tác trợ giúp xã hội được triển khai có hiệu quả, kịp thời chi trả trợ cấp thường xuyên cho 69.664 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí hơn 446,6 tỷ đồng.

Tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 14.527 hộ, chiếm tỷ lệ 3,79% (giảm 3.321 hộ nghèo tương ứng giảm tỷ lệ 0,89%). Tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 15.486 hộ, chiếm tỷ lệ 4,04% (giảm 3.934 hộ cận nghèo, tương ứng giảm tỷ lệ 1,05%).

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.