Hà Tĩnh chi hơn 112 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh sẽ bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trước mắt bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 90 tỷ đồng và hơn 22 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Hà Tĩnh chi hơn 112 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

Hà Tĩnh là 1 trong các địa phương được Bộ Y tế cho phép triển khai kỹ thuật xét nghiệm Covid-19.

Đó là nội dung quan trọng của Nghị quyết Quy định mức chi hỗ trợ đối với người được cách ly y tế, chế độ bồi dưỡng người tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch và một số nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, tổ chức sáng 24/3/2020.

Nghị quyết này quy định mức chi hỗ trợ đối với người được cách ly y tế, chế độ bồi dưỡng người tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch và một số nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Cụ thể, người cách ly được hỗ trợ các mức tiền ăn sau:

Trường hợp người được cách ly tại cơ sở điều trị, cơ sở cách ly tập trung: 60.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người thường trú, tạm trú tại địa bàn được cơ quan có thẩm quyền quyết định khoanh vùng dập dịch: 40.000 đồng/người/ngày.

Trong các đối tượng trên, trường hợp người cách ly thuộc hộ nghèo được hỗ trợ theo Thông tư số 32/2012/TT-BYT thì chỉ được nhận một mức hỗ trợ cao nhất.

Hà Tĩnh chi hơn 112 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đóng tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) tiếp nhận, cách ly 200 công dân từ nước ngoài trở về để phòng chống dịch Covid - 19.

Người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 được bồi dưỡng các mức sau (bao gồm cả tiền ăn):

Người trực tiếp phục vụ người được cách ly tại cơ sở điều trị, cơ sở cách ly tập trung: Mức 100.000 đồng/người/ngày;

Người tham gia trực tại các chốt, trạm kiểm dịch ở các đầu mối giao thông ra, vào các vùng có dịch: 150.000 đồng/người/ngày làm việc; 200.000 đồng/người/ngày nghỉ; 300.000 đồng/người/ngày lễ, ngày tết.

Những người được hưởng mức phụ cấp chống dịch, phụ cấp thường trực chống dịch theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ thấp hơn mức quy định theo Nghị quyết này thì được áp dụng mức hỗ trợ cao nhất.

Không hỗ trợ đối với người được cách ly tại nhà (trừ trường hợp người thường trú, tạm trú tại địa bàn được cơ quan có thẩm quyền quyết định khoanh vùng dập dịch).

Hà Tĩnh chi hơn 112 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

Cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng quân đội tham gia phòng, chống dịch COVID-19 - một trong những đối tượng được bồi dưỡng

Thời gian nhận hỗ trợ, bồi dưỡng gồm 3 mức: Thời gian hỗ trợ từ khi cách ly đến hết thời gian cách ly theo quy định; Thời gian nhận bồi dưỡng tính theo số ngày thực tế trực tiếp tham gia phục vụ người được cách ly tại cơ sở điều trị, cơ sở cách ly tập trung; Thời gian nhận bồi dưỡng tính theo số ngày thực tế làm việc tại các chốt, trạm kiểm dịch từ khi thành lập đến khi gỡ bỏ chốt, trạm kiểm dịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Về nguồn kinh phí thực hiện: Đối với việc mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, cải tạo cơ sở vật chất và một số nhiệm vụ khác phục vụ công tác phòng, chống dịch; căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh và nhu cầu thực tế, UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để kịp thời thực hiện theo quy định và báo cáo HDND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành (trong đó, ngân sách cấp tỉnh được bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi); nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trước mắt bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi không quá 90 tỷ đồng và hơn 22 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.