Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Baohatinh.vn) - Công tác tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Hà Tĩnh tiến hành rộng rãi, dân chủ, khách quan, nghiêm túc và thực chất, bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động được trí tuệ của Nhân dân.

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sở TN&MT tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngay sau đó, 13/13 huyện, thành phố, thị xã cùng 18 sở, ban, ngành và khối Uỷ ban MTTQ (25 tổ chức thành viên, 13/13 ủy ban MTTQ cấp huyện) đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả, chất lượng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được triển khai rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân vào dự thảo luật trên địa bàn tỉnh được triển khai và thực hiện bằng nhiều hình thức.

Đặc biệt, nhiều địa phương đã trích dẫn, in ấn các điều luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân gửi đến tận tổ liên gia để người dân nghiên cứu kỹ trước khi họp lấy ý kiến để đảm bảo chất lượng.

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức lấy kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân và tổng hợp gửi kết quả về UBND tỉnh theo đúng kế hoạch.

Theo báo cáo của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị toàn tỉnh đã tổ chức 3.858 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); qua đó, đã nhận được 52.649 lượt ý kiến góp ý.

Các ý kiến đều đánh giá dự thảo đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đất đai.

Nhiều ý kiến đóng góp đã nêu lên những điểm còn chưa hợp lý; đồng thời, đưa ra nhiều ý kiến xác thực liên quan đến chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, chính sách tài chính về đất đai…

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý của các tổ chức chính trị, xã hội huyện, các chuyên gia về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đánh giá của Sở TN&MT Hà Tĩnh, công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khách quan, nghiêm túc và thực chất, bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động được trí tuệ của Nhân dân.

Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc tham gia ý kiến đối với dự thảo luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều đang được tổ chức lấy ý kiến theo nhiều hình thức đa dạng, thực chất theo yêu cầu Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 170 của Chính phủ.

9 nội dung trọng tâm lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai; quy định về hộ gia đình quản lý sử dụng đất.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.