Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Tình hình thiên tai mưa bão, cháy rừng diễn ra phức tạp, khó lường nên các địa phương, đơn vị cần phải sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống với tinh thần cao nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Chiều nay (29/4), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021; triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2021.

Dự hội nghị có đại diện sở, ban, ngành liên quan cùng lãnh đạo 13 huyện, thị xã, thành phố tham dự tại đầu cầu các địa phương.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị trực tuyến.

Năm 2020, ngành chức năng phát hiện, xử lý 195 vụ vi phạm (giảm 65 vụ so với năm 2019), trong đó, khởi tố hình sự 5 vụ về tội huỷ hoại rừng; tịch thu 166,6m3 gỗ các loại; 4.599,7 kg lâm sản khác; 164,4 kg động vật rừng; 24 phương tiện, tang vật; nộp ngân sách nhà nước trên 1,1 tỷ đồng.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Các vụ cháy rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp tập trung ở các địa phương như: Hương Sơn, Hương Khê. Nghi Xuân, Can Lộc...

Toàn tỉnh xảy ra 51 điểm phát lửa, trong đó có 14 điểm gây cháy rừng/8 huyện, diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi 59,7 ha (giảm 7 vụ cháy/243ha rừng bị thiệt hại so với năm 2019).

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh: Các địa phương cần phát huy tốt việc chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, không nên chỉ trông chờ lực lượng cấp tỉnh trong ứng phó với các sự cố về PCCCR cũng như thiên tai bão lũ.

Hầu hết các điểm phát lửa, các vụ cháy rừng đã được phát hiện kịp thời, tổ chức báo cháy theo đúng quy định. Khi có cháy rừng xảy ra các địa phương, đơn vị đã huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy kịp thời. Các đối tượng gây ra cháy rừng đã bị xử lý nghiêm theo quy định.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Các đại biểu tham dự hội nghị ở điểm cầu UBND tỉnh.

Năm 2020, tình hình hiên tai trên địa bàn tỉnh cũng diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2020 gây thiệt hại hết sức nặng về dân sinh, cơ sở hạ tầng.

Thiên tai đã làm 7 người chết, 1 người mất tích, 47 người bị thương cùng với 4.300 nhà bị tốc mái, hư hỏng, gần 8.000 ha diện tích cây trồng các loại bị đổ gãy, hư hỏng; hơn 3.900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và 952.000 con gia súc, gia cầm bị chết; 270 tấn giống, 16.959 tấn lương thực, 360 tấn muối và 2.593 tấn thức ăn gia súc cùng nhiều vật dụng, đồ dùng, trang thiết bị ngập nước, hư hỏng.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Thiệt hại do thiên tai bão lũ trong năm 2020 ước tính gần 6 nghìn tỷ đồng

Về sản xuất vụ hè thu 2020, dù diễn ra trong điều kiện thời tiết gặp nhiều bất lợi như nắng nóng kéo dài, mưa lũ phức tạp, tuy vậy, với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, nỗ lực của người dân diện tích gieo cấy đạt 44.050 ha, tăng 481 ha so với vụ hè thu 2019; năng suất đạt 47,29 tạ/ha, cao hơn 7,29 tạ/ha so với vụ hè thu 2019; sản lượng đạt trên 20,83 vạn tấn.

Bên cạnh đó, vụ lúa mùa và các loại cây trồng như đậu, ngô, rau, khoai lang, lạc, vừng... cũng đạt diện tích, năng suất, sản lượng khá cao.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá: Dự báo tình hình thời tiết (các đợt nắng nóng, mưa lũ) trong năm 2021 sẽ không nghiêm trọng như năm 2020 nhưng cũng rất phức tạp, các địa phương, đơn vị cần chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Vụ lúa hè thu 2020 là vụ sản xuất giành thắng lợi toàn diện về diện tích, năng suất và sản lượng.

Vụ sản xuất hè thu 2021, Hà Tĩnh dự kiến gieo trồng lúa với diện tích 44.186 ha, năng suất 47,88 tạ/ha, sản lượng 211.566 tấn; diện tích lúa mùa 491 ha, năng suất 23,33 tạ/ha, sản lượng 1.145 tấn; diện tích đậu 3.766 ha, năng suất 9,19 tạ/ha, sản lượng 3.461 tấn...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung làm rõ những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế trong công tác BVR, PCCCR, PCTT&TKCN, sản xuất vụ hè thu năm 2020, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để triển khai có hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ của năm 2021.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đơn vị trong công tác BVR, PCCCR, PCTT&TKCN, sản xuất vụ hè thu năm 2020. Với việc chủ động từ kế hoạch, quá trình triển khai công việc tới ứng phó có hiệu quả trước các sự cố xảy ra đã giảm thiểu các hậu quả do cháy rừng, thiên tai gây ra.

Hà Tĩnh: Ứng phó các tình huống về cháy rừng, thiên tai với tinh thần cao nhất

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động, sẵn sàng các phương án trước mọi tình huống có thể xảy ra, nhất là về cháy rừng, thiên tai, tuyệt đối tránh để bị động, ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của người dân.

Theo đó, vụ hè thu 2021, các địa phương, đơn vị cần tuân thủ nghiêm ngặt, nghiêm túc cơ cấu giống, thời gian xuống giống; bám sát tình hình diễn biến thời tiết, giám sát sâu bệnh; tăng cường kiểm tra quản lý vật tư, phân bón; quản lý, sử dụng hiệu quả nước tưới; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, giống có chất lượng cao trong trồng trọt; tập trung xây dựng cánh đồng mẫu và tiếp tục thực hiện phá bờ vùng, bờ thửa hình thành ô thửa lớn...

Cần chuẩn bị các điều kiện, phương tiện tốt nhất cho công tác BVR, PCCCR; tăng cường sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong BVR, PCCCR; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng; thực hiện nghiêm việc trực gác, không cho người dân vào các khu vực có thể xảy ra cháy rừng trong thời điểm nắng nóng.

Trong công tác PCTT&TKCN, phải xây dựng các tình huống sát tình hình thực tế, theo dõi chặt diễn biến thời tiết để cập nhật các phương án ứng phó, tổ chức điều hành với tinh thần trách nhiệm cao nhất; đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng, tránh để bị ảnh hưởng do mưa bão; lên kế hoạch nắm rõ các vùng, từng hộ dân có thể bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ ống, lũ quét, tuyệt đối không để người dân nào nằm trong vùng nguy hiểm...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...