Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 4.513 ha đất lâm nghiệp đã bị xâm lấn để trồng các loại cây ăn quả có múi. Điều này không chỉ gây phá vỡ các loại quy hoạch mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và chiến lược bảo vệ, phát triển rừng...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Nhiều diện tích đất rừng được giao theo Đề án giao đất gắn với giao rừng của tỉnh đã bị người dân thôn 6, xã Hương Thọ (Vũ Quang) "cạo trắng" để trồng cam, chanh

Cách đây hơn 4 năm, người dân thôn 6, xã Hương Thọ (Vũ Quang) chỉ trồng cam trong vườn nhà và ở khu đồi thấp với chỉ khoảng hơn 13 ha. Gần đây, khi cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, người dân đã đồng loạt phá bỏ keo và các loại cây lâm nghiệp khác trên diện tích đất lâm nghiệp để trồng cam mà không chuyển đổi mục đích sử dụng...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Cây cam, bưởi đang khiến diện tích trồng cây lâm nghiệp trên đất rừng sản xuất ở thôn 6, xã Hương Thọ bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung, công tác BV&PTR, môi trường sinh thái rừng...

Ông Phan Văn Lành - Trưởng thôn 6 Hương Thọ cho biết: “Do thu nhập từ cam không ngừng tăng lên (nhiều hộ thu trên 100 triệu đồng/năm từ loại cây có múi này) nên khoảng 3 năm gần đây, người dân trong thôn đã thu hoạch keo để chuyển sang trồng mới hơn 20 ha cam. Riêng năm nay, các hộ đang gấp rút thu hoạch keo, đào hố, làm mặt bằng để trồng thêm khoảng 5.000 gốc cam nữa (tương đương 10-13 ha).

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Nhiều ngọn đồi ở thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) cũng bị người dân cải tạo để trồng cam đường...

Tình hình ở thôn 6, xã Hương Thọ cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương miền núi hiện nay. Theo số liệu thống kê tại thời điểm đầu năm nay, toàn tỉnh có 5.093 ha cam chanh thì đã có tới 3.096 ha trồng trên đất lâm nghiệp.

Tình trạng “xé rào” nhiều nhất là Vũ Quang 1.791 ha, Hương Khê 408 ha, Hương Sơn 484 ha, Can Lộc 300 ha và nhiều nơi khác.

Cùng với cam chanh, cam bù cũng đang ồ ạt “tấn công” đất lâm nghiệp với tổng diện tích xâm lấn lên đến 705 ha, trong đó nhiều nhất là Hương Sơn 310 ha và Vũ Quang 395 ha...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Rừng thông hàng chục năm tuổi trồng theo Dự án 661 trước đây đã bị người dân thôn 6, xã Sơn Trường phá bỏ để trồng cam bù...

Tương tự, khi bưởi Phúc Trạch đem về năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ổn định thì người dân Hương Khê và nhiều huyện khác đã ồ ạt trồng loại cây đặc sản này. Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 2.180 ha bưởi Phúc Trạch và đang có xu hướng tăng nhanh. Trong số này thì có đến 712 ha được trồng trên đất lâm nghiệp, trong đó nhiều nhất là ở Hương Khê 408 ha, Can Lộc 155 ha, Vũ Quang 141 ha, Thạch Hà 13 ha...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Ở một số đồi núi thấp, người dân Hương Thủy đã phá bỏ keo để trồng bưởi Phúc Trạch với hi vọng có thu nhập tốt hơn...

Theo Mục b, Khoản 3, Điều 19 của Quyết định số 49 ngày 1/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng sản xuất thì chủ rừng được sử dụng không quá 30% diện tích được giao, thuê để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp.

Tuy nhiên, hiện đang có rất nhiều vùng đồi bị "cạo trắng", nhiều gia đình sử dụng hết diện tích đất rừng được giao để trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng cỏ, xây dựng trang trại chăn nuôi..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái, độ che phủ đất rừng. Tình trạng này đang được tiếp diễn khá rầm rộ ở nhiều địa phương, nhưng nhiều nhất là ở Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên...

Nói về vấn đề này, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê Lê Quang Vinh cho biết thêm: “Hiện nay, nhiều diện tích đất lâm nghiệp được người dân trồng cây ăn quả nhưng chưa chuyển đổi mục đích. Điều này là không đúng nhưng khó ngăn chặn vì đất rừng đã được giao cho người dân và họ luôn có tâm lý xem đây là tư liệu sản xuất của mình nên có quyền định đoạt phương thức canh tác, lựa chọn cây trồng. Khi chặt bỏ các loại cây lâm nghiệp để trồng cam, bưởi họ đều làm theo ý thích, không báo cáo chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, không ý thức được việc làm của mình là sai quy định...”

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.