Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

(Baohatinh.vn) - Mùa hè đến, bên cạnh niềm vui khi con trẻ được nghỉ ngơi sau một năm học, nhiều bậc phụ huynh ở Hà Tĩnh cũng mang nhiều nỗi lo lắng. Đặc biệt, làm thế nào để an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ dài, dịch bệnh phức tạp như hiện nay là mối quan tâm của nhiều người.

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Hè đến là khoảng thời gian mong chờ của trẻ sau một năm học tập căng thẳng (Trong ảnh: Trẻ em TP Hà Tĩnh chơi thả diều ở ngoại ô dịp cuối tuần, ảnh tư liệu).

Những nỗi lo mang tên… hè đến

Khác với nhiều năm trước, mùa hè năm nay “đến sớm” do ảnh hưởng từ đợt dịch Covid-19 bùng phát vào đầu tháng 5 vừa qua. Ngay từ 10/5, nhiều trường học ở Hà Tĩnh đã cho học sinh nghỉ học hoặc ở nhà học online.

Chị Trần Thị Lan Hương (phường Nguyễn Du - TP Hà Tĩnh) cho biết: “Có con đang tuổi đi học nên mỗi dịp hè đến, gia đình tôi thường quan tâm đến việc sắp xếp cho con vui chơi, sinh hoạt thế nào để đảm bảo an toàn. Năm nay, dịp nghỉ hè dịch lại diễn biến phức tạp, chúng tôi đang bối rối, lo lắng chưa biết làm thế nào”.

Vợ chồng chị Hương có 3 đứa con (2 gái, 1 trai), cháu lớn đang học lớp 10, cháu nhỏ nhất học lớp 3. Cả 2 vợ chồng chị Hương đều làm nghề kinh doanh, thường xuyên bận bịu công việc. Theo chị Hương, những dịp hè trước, chị thường dành tháng đầu tiên kỳ nghỉ cho các con về nhà ông bà nội, ngoại, 2 tháng còn lại, chị đăng ký các lớp học kỹ năng cho con mình ở thành phố.

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Thời điểm này, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến phụ huynh lo lắng về việc tìm sân chơi cho trẻ trong mùa hè. (Trong ảnh: Phụ huynh vui chơi cùng con ở công viên Trần Phú - TP Hà Tĩnh. Ảnh: Tư liệu).

Tuy nhiên, năm nay, phương án cho các cháu về quê vợ chồng chị không thực hiện vì lo dịch bệnh. Còn việc đăng ký học các lớp kỹ năng cho con, chị Hương cũng đang còn phân vân. Bởi, phần lo ngại Covid-19, hơn nữa, theo chị tìm hiểu, hiện nay, các lớp như học bơi, học nhảy… chưa mở trở lại.

Khác với thành phố, các vùng quê có không gian rộng rãi, nhiều chỗ chơi hơn. Tuy nhiên, khi hè đến, việc quản lý trẻ cũng khiến nhiều phụ huynh “đau đầu”. Bởi, mùa hè ở quê cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy cơ đuối nước, tai nạn thương tích, đặc biệt là dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.

Chị Quách Thị Nhàn - viên chức ở xã Hộ Độ (Lộc Hà) chia sẻ: “Dịch bệnh phức tạp nên khi hè đến, tôi phải “nhốt” 3 đứa con quanh quẩn trong nhà hoặc đi xa nhất cũng chỉ sang nhà chú, bác ở bên cạnh. Dù vậy, nhà gần sông, hồ nên để tránh việc các cháu theo bạn đi bơi, tôi luôn dặn dò, để ý và phải nhờ người thân canh chừng, nhắc nhở các cháu”.

Điều chị Nhàn lo không phải là không có cơ sở, bởi khi mỗi mùa hè đến, các vụ tai nạn gây thương tích ở trẻ em, nhất là tình trạng trẻ bị đuối nước do tự ý rủ nhau tắm sông hoặc hồ, đập tăng cao…

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Lực lượng chức năng tìm kiếm một học sinh lớp 7 bị đuối nước ở xã Phú Gia (Hương Khê) trong ngày 7/5 vừa qua. Ảnh: CTV

Theo số liệu từ ngành chức năng, 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 23 vụ đuối nước trẻ em gây tử vong. Riêng trong tháng 6/2020, tháng đầu tiên của kỳ nghỉ hè năm ngoái đã có ít nhất 5 vụ. Trong đó, vụ đuối nước thương tâm diễn ra vào chiều ngày 30/6/2020 khiến 3 học sinh Trường THCS Nguyễn Biểu (xã Yên Hồ, Đức Thọ) thiệt mạng, đến nay nhắc lại nhiều người vẫn đau lòng.

Cũng theo thống kê chưa đầy đủ từ Sở LĐ&TB-XH Hà Tĩnh, 5 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 12 trẻ em bị chết do đuối nước, trong đó, tháng 4 - 5/2021 có 4-6 vụ, khiến 6 em học sinh tử vong. Tất cả những vụ việc đó đều xuất phát từ nguyên nhân các em tự ý vui chơi ở những nơi nguy hiểm trong kỳ nghỉ.

Giải pháp nào để trẻ an toàn trong mùa hè?

Lo ngại dịch Covid-19, chị Trần Thị Lan Hương (phường Nguyễn Du) không đưa con về quê nhưng thời điểm này, chị cũng sợ để con đến các lớp học kỹ năng. Vì vậy, theo gợi ý của một số bạn bè, chị đang có kế hoạch tổ chức lớp học tại nhà và thuê gia sư đến dạy kèm các con mình trong mùa hè. Nếu tình hình dịch được kiểm soát tốt, chị sẽ đăng ký cho con mình những môn học kỹ năng phù hợp để trẻ được vui chơi.

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Một lớp học năng khiếu cho trẻ ở TP Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Linh, chụp tháng 3/2021.

Chị Hương cho biết: “Trong bối cảnh dịch bệnh này, tôi không còn lựa chọn nào khác. Mặc dù hè đến là dịp trẻ được vui chơi nhưng an toàn vẫn là điều quan trọng nhất”.

Chị cũng lắp thêm camera ở nhà cho tiện kiểm tra, theo dõi các hoạt động của con từ xa để có thể xử lý kịp thời những trường hợp phát sinh nguy hiểm.

Còn chị Quách Thị Nhàn (xã Hộ Độ) lại thường xuyên nhắc nhở và động viên đứa con lớn năm nay học lớp 10 nhiều hơn về ý thức tự bảo vệ bản thân và bảo vệ các em. Nhờ được “đánh thức” vai trò của người anh cả trong việc lo lắng, chăm sóc các em khi bố mẹ đi làm nên con trai đầu của chị có trách nhiệm hơn, giúp chị yên tâm phần nào.

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Nghỉ hè giữa mùa dịch, trẻ em nông thôn cũng gặp khó khi tìm chỗ chơi.

Đưa ra những phương án nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa hè khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sỹ tâm lý học Nguyễn Văn Hòa (Trường Đại học Hà Tĩnh) gợi ý: “Thứ nhất, cần có sự liên kết giữa các gia đình trong một khu dân cư gần nhau, tạo ra một môi trường vui chơi tại gia (có thể cử người lớn theo dõi trẻ).

Thứ hai, điều quan trọng là trang bị cho trẻ kiến thức nền cơ bản về an toàn (kỹ năng sống) để trẻ tự sáng tạo vui chơi.

Thứ ba là cần trang bị các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi. Thứ tư, phụ huynh cần phân phối thời gian hợp lý, quan tâm trò chuyện với trẻ nhiều hơn…”.

Làm thế nào để trẻ em Hà Tĩnh an toàn trong mùa hè “đặc biệt”?

Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ: “ Mong phụ huynh dành nhiều thời gian đồng hành cùng trẻ trong mùa hè đặc biệt này..”

Với tư cách một giáo viên, nhà quản lý giáo dục, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chia sẻ: “Chúng tôi rất thấu hiểu sự khó khăn của các bậc phụ huynh trong mỗi dịp hè, nhất là mùa hè năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp, tôi mong các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian cho các con mình nhiều hơn. Đồng hành cùng trẻ, hướng dẫn trẻ làm việc, rèn luyện kỹ năng từ những công việc nhỏ trong gia đình.

Các hoạt động thể thao, đọc sách… sẽ giúp trẻ rời xa những hoạt động nguy hiểm. Ngoài ra, nếu tình hình dịch bệnh ổn định, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các phong trào, hoạt động lành mạnh ở địa phương, tham gia các câu lạc bộ phát triển năng khiếu...”.

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?