1. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt
Những thói quen sinh hoạt tốt và thường xuyên giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Cha mẹ nên để bé duy trì và phát triển những thói quen tốt. Chẳng hạn như: đi ngủ sớm, dậy sớm, ngủ trưa mỗi ngày, ăn đúng giờ, ăn sáng đầy đủ v.v... Từ đó cơ thể trẻ quen với lịch sinh hoạt này và hoạt động nhịp nhàng hơn, kể cả vào mùa lạnh.
2. Xây dựng thói quen ăn uống tốt giúp con tăng đề kháng
Một chế độ ăn uống cân bằng có thể cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng toàn diện hơn. Vì vậy, cha mẹ nên giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt. Chẳng hạn như: sắp xếp các bữa ăn hợp lý, cho trẻ ăn đa dạng món...
Thông thường, cha mẹ kể chuyện để bé hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn, hướng dẫn bé ăn ít hoặc không ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe, uống nhiều nước đã đun sôi, nhắc trẻ nhai chậm, không vừa chơi vừa ăn.
3. Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Vệ sinh cá nhân tốt có thể làm giảm nhiễm trùng do vi khuẩn. Cha mẹ nên giúp bé hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt như: rửa tay trước và sau bữa ăn, đánh răng sáng và tối, súc miệng sau bữa ăn. Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, rửa tay, cắt móng tay cho bé. Dặn bé bảo vệ 5 giác quan như không tự tiện cắn tay, ngoáy tai, ngoáy mũi, lau mắt.
4. Tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời mỗi ngày giúp trẻ tăng đề kháng
Cha mẹ nên kích thích bé yêu thích các hoạt động thể thao và hình thành thói quen vận động mỗi ngày. Các bác sĩ nhi khoa nhắc nhở rằng vận động ngoài trời đầy đủ không chỉ giúp bé cao lớn mà còn tăng cường thể lực, giảm thiểu bệnh tật. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình ra ngoài tham gia các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.
Ví dụ: khi thời tiết đẹp, ban ngày cha mẹ có thể đưa bé đi dạo trong công viên, đồng thời cho bé đi bộ, chạy, nhảy vừa bổ sung vitamin D vừa hít thở không khí trong lành. Khi bé được khoảng hai tuổi, bạn có thể đưa bé đi chơi các trò chơi bóng trong công viên như bóng rổ, đá bóng,…
5. Giúp con tăng đề kháng mùa đông bằng cách tiêm phòng đúng lịch
Nhiều bậc cha mẹ không muốn tiêm chủng cho con mình do lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin. Trên thực tế, tiêm chủng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức đề kháng của bản thân, chống lại sự xâm nhập của vi trùng, từ đó có vai trò bảo vệ cơ thể con người.
Nếu có điều kiện thì nên tiêm chủng càng đầy đủ các mũi vắc xin càng tốt, đây cũng là một cách bảo vệ trẻ tránh bị ốm trong mùa lạnh.