Những cụm từ tiêu cực cần tránh để có cuộc sống lạc quan

Ngôn ngữ có sức ảnh hưởng đến niềm tin cũng như quyết định của mỗi người. Một số câu nói có thể khiến bạn lạc quan hơn mỗi ngày, nhưng số khác lại có thể trở thành vũ khí quay ngược lại bóp nghẹt trái tim của chính bạn.

Những cụm từ tiêu cực cần tránh để có cuộc sống lạc quan

Ngôn ngữ luôn xuất hiện trong cuộc sống của mỗi người. Bất kể chúng ta làm gì, khi chúng ta đọc, viết cũng như giao tiếp, dù là những từ mà chúng ta vô thức hay chủ động tiếp nhận, tất cả đều có tác động chặt chẽ đến cảm xúc và hành vi của chúng ta. Chính vì thế, hiểu được cách vận hành của ngôn ngữ cũng là cách giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn trong cuộc sống.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực sẽ thúc đẩy năng lượng của bản thân và giúp bạn xua tan đi phiền muộn, cải thiện khả năng sáng tạo, suy nghĩ tích cực thay vì trở thành nạn nhân của những suy nghĩ tiêu cực.

Dưới đây là những từ ngữ tiêu cực mà chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống và một số từ ngữ thay thế giúp chúng ta có suy nghĩ tích cực hơn.

“TÔI KHÔNG THỂ”

Khi bạn nói “Tôi không thể”, bạn đã đặt mình vào vị trí của kẻ thất bại, điều đó đồng nghĩa bạn đang bỏ cuộc và dần đánh mất đi năng lượng của mình. Cách nói này còn ám chỉ bạn đang tự hạ thấp mình, khiến bản thân trở nên vô dụng, mất đi sự lạc quan, giống như việc bạn đã thất bại khi còn chưa kịp bắt đầu.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng từ: “Sẽ không”.

“Tôi sẽ không làm”, như cách nói thể hiện bạn là người tự tin và có kiểm soát tốt. Nó còn thể hiện bạn có sự tham khảo và cân nhắc mọi việc trước khi thực hiện.

“TÔI PHẢI LÀM”

Với cách nói “Tôi phải làm”, bạn dễ đánh mất khả năng đưa ra các lựa chọn cá nhân và trở thành nạn nhân của những suy nghĩ tiêu cực. Điều đó còn khiến bạn cảm thấy bị ép buộc vào công việc mình đang thực hiện và dễ mất đi năng lực kiểm soát nó.

Ngược lại, hãy sử dụng những từ ngữ mang tính điều khiển như: “Chọn” hoặc “muốn”.

Bởi mọi thứ chỉ là sự lựa chọn, bạn không cần “phải làm”. Sử dụng cách nói “chọn làm” hay “muốn làm” sẽ tốt hơn nhiều và đưa ra cho bạn cách nhìn lạc quan hơn về mọi thứ.

Đồng thời “Tôi chọn làm” hoặc “Tôi muốn làm” còn nói lên bạn là con người hiểu biết, nắm rõ điều mình muốn trên con đường bạn đang đi.

“TÔI NÊN”

“Tôi nên” là cách nói ám chỉ rằng bạn khá e dè và là người không giỏi kiểm soát vấn đề. Mọi thứ luôn có tác động hai mặt, đúng và sai, “nên” chính là ranh giới giữa hai mặt đó và khi bạn đứng trên ranh giới này, bạn cảm thấy chênh vênh, luôn nghi ngờ bản thân mình có đang làm điều đúng hay không.

Tập thói quen sử dụng từ “có thể” sẽ giúp bạn củng cố niềm tin của bản thân và quyền quyết định đối với mọi việc.

“LUÔN LUÔN” HOẶC “KHÔNG BAO GIỜ”

Khi bạn nói, “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”, rõ ràng bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn và bám trụ vào niềm tin trước đó. Mục tiêu lúc này của bạn là chiến thắng, bạn bỏ qua bản chất, không buồn tìm hiểu hay đưa ra những giải pháp khác biệt.

Mặt khác, điều này còn khiến bạn trở nên độc đoán, luôn ngờ vực trước mọi thứ hoặc bảo thủ với những quan điểm lỗi thời, lâu dài làm tiêu hao năng lượng tích cực bên trong bạn cũng như gây ra chứng hay lo lắng, căng thẳng.

Thay vào đó, sử dụng từ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên”, giúp bạn có cái nhìn cởi mở và lạc quan về mọi việc, bạn cũng sẽ chấp nhận những ngoại lệ và không còn bó buộc bản thân mình nữa.

Theo Emdep

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.