Canh nhân sâm hạt sen
Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.
Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen, uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt sen còn lại.
Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt động linh hoạt của hệ thống thần kinh.
Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn cũng không nên ăn.
Canh hạt sen tươi mộc nhĩ
Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ trắng khô, 30g hạt sen tươi và canh gà, gia vị vừa đủ.
Cách làm: mộc nhĩ đem ngâm vào nước nóng, cắt bỏ cuống, rửa sạch, rồi lại ngâm vào nước nóng cho nở to, sau đó ngâm vào nước sôi một lúc rồi vớt ra, cho vào bát, đổ 150ml nước đem hấp 1 giờ, làm cho mộc nhĩ thật trong thì vớt ra. Lấy hạt sen tươi bóc bỏ vỏ ngoài, bỏ lớp màng mỏng, cắt hai đầu, lấy tâm sen ra, rồi ngâm rửa bằng nước sôi, đun canh gà nêm gia vị vừa đủ. Đem mộc nhĩ, hạt sen bỏ vào bát, rồi trút
vào canh gà đã đun, hấp lên, khi chín ăn mộc nhĩ, hạt sen, uống canh gà. Dùng hạt sen tươi là để “thanh tâm”( làm cho tim bớt nóng), mộc nhĩ trắng bổ âm nhuận phế, dùng kết hợp hai thứ vừa mát vừa bổ. Những người tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, họng khô rát nên ăn canh này.
Cháo hạt sen
lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột, chống đi tả. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, đi tả, tâm phiền mất ngủ.
Bánh hạt sen
Bánh được làm chủ yếu từ hạt sen và bột gạo nếp. Món bánh này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, dưỡng tâm, ích trí, phù hợp với những người tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện phân lỏng, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đi tiểu nhiều.
Cách làm: lấy 100g hạt sen, 150g bột gạo nếp, đầu tiên cho hạt sen vào nồi, đổ nước ninh chín, lấy thìa ép nhuyễn, rồi đổ vào bột gạo nếp đảo đều, múc vào bát sắt tráng men, cho nước vừa đủ, hấp cách thủy khi chín để nguội ép bằng, cắt thành miếng mỏng, rắc ít đường trắng vào là được, có thể ăn vào sáng sớm để điểm tâm, chia 2-3 lần.