Nỗ lực đổi thay cuộc sống của phụ nữ nghèo vùng thượng Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Được tiếp sức bởi các nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình chị Hoàng Thị Châu (SN 1977, ở xã Gia Hanh, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Căn nhà cấp 4 sạch sẽ, gọn gàng nằm ở cuối thôn Phan Sơn, xã Gia Hanh là nơi cư trú của 6 người trong gia đình chị Hoàng Thị Châu. Đây là thành quả của những năm tháng miệt mài, chăm chỉ gom góp của 2 vợ chồng, là tình cảm và sự chung tay góp sức của bà con làng xóm. Việc hoàn thiện căn nhà không chỉ là nơi chắn gió, che mưa mà đây cũng chính là bước ngoặt đánh dấu hành trình thoát khỏi đói nghèo của gia đình chị trong suốt nhiều năm nay.

1.4.jpg
Cán bộ địa phương, thôn xóm động viên và chia sẻ niềm vui với gia đình chị Châu trong căn nhà mới hoàn thiện.

Chị Châu chia sẻ: “Vợ chồng tôi kết hôn vào năm 2003, hoàn cảnh gia đình 2 bên cùng nghèo đói, bố chồng mất sớm, mẹ lại đau ốm triền miên nên khó khăn càng thêm chồng chất. Tài sản của vợ chồng chỉ là căn nhà xập xệ của bố mẹ và 1,5 sào ruộng. Sau khi kết hôn, từ năm 2005 đến 2011, với sự ra đời của 4 người con khiến gánh nặng mưu sinh của chúng tôi càng thêm khó khăn. Thế nên dù đã xoay đủ nghề làm thuê làm mướn, gia đình tôi vẫn thuộc diện hộ nghèo”.

Để giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ, năm 2018, với sự quan tâm của địa phương, chị Châu được hỗ trợ vay 30 triệu đồng nguồn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Qua nhiều trăn trở nghĩ suy và bàn bạc, vợ chồng chị đã dành phần lớn số tiền mua bò giống và lợn để phát triển chăn nuôi. Thế nhưng, niềm hy vọng vào nguồn thu nhập bỗng tan thành mây khói, bởi sau 6 tháng chăn nuôi, lợn và bò của chị bị chết do dịch bệnh.

1.6.jpg
Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, chị Châu đã phát triển chăn nuôi bò nái.

Những tháng ngày bữa đói, bữa no vẫn lay lắt, nhưng mục tiêu chăm lo cho các con đã khiến vợ chồng chị không ngừng cố gắng mỗi ngày. Năm 2019, có thêm nguồn vay 20 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội, anh chị đã thêm vốn để buôn bán. 3 giờ sáng, khi người chồng thức giấc đạp xe lên huyện miền núi Hương Khê để mua cau, lá tro, chè về bán, thì chị Châu cũng bắt đầu 1 ngày quần quật với việc chăm con, với ruộng vườn và đàn gà, đàn lợn. Vậy nhưng, khó khăn vẫn luôn thử thách vợ chồng nghèo, năm 2020, ngôi nhà xập xệ của gia đình đã hoàn toàn hư hỏng.

Cùng với nguồn vay mượn, sự hỗ trợ của địa phương và người dân trong thôn gom góp nguyên vật liệu, ngày công... ngôi nhà nhỏ của gia đình chị Châu đã được xây dựng và hoàn thiện phần thô. Có nơi tạm thời chắn gió che mưa vững chắc, vợ chồng chị lại càng thêm quyết tâm làm lụng để trả bớt nợ.

1.5.jpg
Mỗi năm, đàn gia cầm cũng mang về cho gia đình chị nguồn thu khá ổn định.

Năm 2021, nguồn vốn vay 20 triệu đồng của Quỹ Phát triển phụ nữ đã giúp chị Châu có điều kiện tăng số lượng đàn gà, vịt, ngan ngỗng và mua thêm 2 con bò nái để gây giống. Ngoài những ngày công thợ hồ của chồng, chị Châu cũng tranh thủ lúc nông nhàn đi làm thuê, chạy chợ để có thêm nguồn thu nhập.

Cũng từ bàn tay, công sức, sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ trong các hoạt động cầm tay, chỉ việc, căn nhà, khu vườn cũng đã được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, bờ rào, tường bao được xây mới khang trang. Gom góp từ những lứa gà, lứa lợn, từ bê con, năm 2023, căn nhà nhỏ của gia đình chị chính thức hoàn thiện sau nhiều năm xây dựng. Niềm vui này cũng là sự kiện đánh dấu hành trình thoát khỏi đói nghèo của gia đình chị.

Gia đình chị Châu là hộ nghèo, hộ cận nghèo lâu năm trên địa bàn. Nhờ sự hỗ trợ từ các khoản vay ưu đãi, sự cần cù, chịu khó trong việc phát huy nguồn vốn, đến nay, gia đình chị đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên phát triển kinh tế bền vững nhờ chăn nuôi. Mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của chị Châu cũng là tấm gương để những người dân trong thôn học tập, nhân ra diện rộng.

Ông Võ Tuấn – Trưởng thôn Phan Sơn, xã Gia Hanh

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.