Nông sản Kỳ Anh "lên đời" nhờ Chương trình OCOP

(Baohatinh.vn) - Triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở; phát huy vai trò chủ thể của người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thương hiệu và phát triển các sản phẩm chủ lực trên địa bàn một cách ổn định, lâu dài là định hướng trong xây dựng chương trình OCOP của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Nông sản Kỳ Anh “lên đời” nhờ Chương trình OCOP

Sản phẩm của HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát được người tiêu dùng ưa chuộng bởi khi ra thị trường luôn có dấu kiểm định ATVSTP và tem truy xuất nguồn gốc

Năm 2016, HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây) được thành lập với 7 xã viên do anh Phan Công Vũ làm giám đốc. Trong gần 2 năm đầu triển khai, HTX đầu tư chuồng trại chăn nuôi 300 con lợn nái, 1.000 lợn thương phẩm/lứa (1 năm 3 lứa) theo quy trình VietGap.

Cuối năm 2018, HTX đầu tư dây chuyền giết mổ lấy thịt và chế biến các sản phẩm từ thịt lợn như: xúc xích, giò, chả... Với uy tín về chất lượng, các sản phẩm của HTX từ con giống, thịt lợn đến các sản phẩm chế biến đều được người tiêu dùng tin dùng, đặc biệt là đầu mối lớn như: Công ty Formosa; các cơ quan, trường học trên địa bàn.

Nông sản Kỳ Anh “lên đời” nhờ Chương trình OCOP

Đàn lợn của HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát nuôi theo quy trình VieGap

Bước ngoặt lớn trong phát triển và xây dựng thương hiệu là năm 2019, HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát thành một trong số 6 đơn vị trong toàn huyện đăng ký triển khai chương trình OCOP theo Quyết định số 1906 của UBND tỉnh.

"Từng trăn trở với việc không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu sản phẩm, nay được tiếp cận với chương trình OCOP với chủ trương đúng đắn, nhiều chính sách hỗ trợ, chúng tôi coi đây là cơ hội để hiện thực hóa được những dự định nâng tầm sản phẩm của đơn vị" - Giám đốc HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát khẳng định.

Đi trước HTX Hoàng Phát, HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương ở xã Kỳ Xuân, sau nhiều năm nỗ lực phát triển và xây dựng thương hiệu, đã tiếp cận sớm với chương trình OCOP và trở thành 1 trong 6 sản phẩm điểm đầu tiên được lựa chọn tham gia chương trình OCOP của Hà Tĩnh.

Nông sản Kỳ Anh “lên đời” nhờ Chương trình OCOP

Ngoài quan tâm nguồn cá nguyên liệu đảm bảo chất lượng thì gần đây, HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương đã sử dụng rộng rãi công nghệ năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm

Một trong những yếu tố tạo nên uy tín cho sản phẩm nước mắm Phú Khương là ngoài quan tâm nguồn cá nguyên liệu đảm bảo chất lượng, sản xuất theo kỹ thuật truyền thống thì gần đây, HTX đã sử dụng rộng rãi công nghệ năng lượng mặt trời trong sản xuất.

Sản phẩm nước mắm Phú Khương đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị thường 100 ngàn lít nước mắm và hơn 200 tấn ruốc các loại. Cùng với tiếp tục nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của chương trình OCCOP, HTX đang chuẩn bị mở rộng quy mô sản xuất gấp đôi so với hiện tại.

Nông sản Kỳ Anh “lên đời” nhờ Chương trình OCOP

Thương hiệu Nước mắm Phú Khương của HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài tỉnh

Hiện nay, ngoài sản phẩm nước mắm Phú Khương chính thức được tham gia chương trình OCOP của tỉnh, huyện Kỳ Anh còn có 6 HTX đang đăng ký xây dựng OCCOP trong năm 2019, gồm: HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Kỳ Phú với sản phẩm nước mắm, cá khô; HTX Chăn nuôi & Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (Kỳ Tây) với sản phẩm thịt chưng mắm tép và xúc xích; 2 đơn vị: HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Trung Tiến và Trung Khang (đều ở Kỳ Khang) với sản phẩm nước mắm, HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Kỳ Khang với sản phẩm sứa; hộ sản xuất Lê Hữu Thỉnh với sản phẩm kẹo cu đơ (Kỳ Tân).

Trước mắt, Kỳ Anh sẽ tập trung hoàn thiện sản phẩm nước mắm Phú Khương để được chứng nhận đạt chuẩn OCOP (ít nhất là 3 sao). Đến cuối năm 2019, có ít nhất 2 sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu và hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận OCOP; 3 sản phẩm có nhãn hiệu được xây dựng hồ sơ…

Các sản phẩm đăng ký tham gia OCCOP phải công bố sản phẩm, cam kết sản xuất theo quy định về an toàn thực phẩm, sản phẩm được thiết kế bao bì nhãn mác, đăng ký bản quyền, có ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc…

Nông sản Kỳ Anh “lên đời” nhờ Chương trình OCOP

Cửa hàng thực phẩm sạch được xây dựng ở thị xã Kỳ Anh là nơi tập trung các sản phẩm được kiểm định về chất lượng của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, trong đó có nhiều sản phẩm đang đăng ký xây dựng OCCOP trong năm 2019

Để hoàn thành được các chỉ tiêu nêu trên, theo ông Lê Văn Trọng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, trước mắt huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết đối với các sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu; triển khai ứng dụng KH&CN trong sản xuất chế biến nhằm nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, triển khai thực hiện các cơ chế chính sách.

Bên cạnh đó, tận dụng tối đa lợi thế của một địa bàn phụ cận thị xã Kỳ Anh, KKT Vũng Áng với nền thị trường nội địa rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, đồng thời từng bước hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.